Vì sao người di cư Trung Quốc không được đón chào ở Đông Nam Á?

Sự kiện: Tin tức Trung Quốc

Những người di cư Trung Quốc thường bị phân biệt đối xử vì sự khác biệt về văn hóa và còn khiến giới chức các quốc gia Đông Nam Á đau đầu vì tình trạng làm việc chui không giấy phép.

Vì sao người di cư Trung Quốc không được đón chào ở Đông Nam Á? - 1

Khu phố tàu ở Manila, Philippines.

Khi Michael Xu đến Manila 22 năm trước để theo đuổi “giấc mơ Philippines”, anh chỉ là một thiếu niên Trung Quốc mới rời trường trung học với rất ít hiểu biết về những gì chờ đợi mình ở phía trước, theo SCMP.

Lần đầu tiên đi từ sân bay đến căn hộ của mình, Xu đã rất ngạc nhiên khi thấy những khu ổ chuột nối tiếp nhau. Chàng trai trẻ nhớ mãi ấn tượng rằng Philippines thậm chí còn lạc hậu và nghèo đói hơn so với Trung Quốc những năm 1980.

Xu, khi đó 17 tuổi, bắt đầu hành trình từ quê nhà Phúc Kiến để giúp gia đình thành lập một doanh nghiệp nhỏ. Xu có cơ hội chứng kiến làn sóng ông nhân và doanh nhân Trung Quốc đổ về Philippines để tìm kiếm cơ hội làm ăn.

Tháng trước, Xu bị sốc khi cùng hai người bạn bước ra khỏi một nhà hàng và bị 5 kẻ bị mặt đi xe máy tấn công, chĩa súng vào đầu.

“Tôi không biết chúng muốn bắt cóc hay cướp tiền”, Xu, 39 tuổi, nói. “Chúng lấy hết đồ cá nhân rồi rời đi, trước khi đi không quên bắn một phát đạn lên trời cảnh cáo”.

Xu nói các băng cướp hay nhắm vào người Trung Quốc vì nghĩ rằng người Trung Quốc ở Philippines giàu có hơn người bản địa.

Làn sóng người TQ di cư ở Đông Nam Á

Người Trung Quốc đã di cư đến Đông Nam Á trong nhiều thế kỷ, dẫn đến các vấn đề về sắc tộc trong xã hội. Những vấn đề này đôi khi được giải quyết theo thời gian, đôi khi dẫn đến những cuộc đụng độ dữ dội.

Trong những thập kỷ gần đây, khi các công ty Trung Quốc xâm chiếm thị trường nước ngoài, làn sóng công nhân và nhà đầu tư Trung Quốc một lần nữa tìm đến Đông Nam Á.

Vì sao người di cư Trung Quốc không được đón chào ở Đông Nam Á? - 2

Cảnh sát Philippines bắt giữ người Trung Quốc làm việc trái phép.

Nhiều công đoàn ở Indonesia cáo buộc các công ty Trung Quốc chỉ chăm chăm tuyển người của họ.

Tại Campuchia, cư dân ở thành phố biển Sihanoukville cho biết điểm đến yên tĩnh truyền thống đã được chuyển đổi thành một khu phố Hoa rộng lớn, với các cửa hàng địa phương được thay thế bởi sòng bạc và nhà hàng Trung Quốc.

Trong số các quốc gia Đông Nam Á, có lẽ Philippines cảm thấy sự hiện diện nặng nề nhất của công nhân Trung Quốc trong những năm qua. Chính phủ Philippines đang hoàn thiện các quy tắc mới để kiểm soát những người lao động bất hợp pháp.

Năm 1999, gia đình Xu hoàn thành giấy tờ để di cư đến Philippines. Những ngày đầu, họ gặp khó khăn vì rào cản ngôn ngữ và rắc rối pháp luật.

Xu giờ đây là chủ sở hữu của một loạt doanh nghiệp cung cấp dịch vụ từ nhập khẩu gạo đến in ấn. Người đàn ông Trung Quốc tin rằng người nhập cư Trung Quốc phải điều chỉnh và hòa nhập với văn hóa địa phương. Chẳng hạn, người Philippines không thích các ông chủ Trung Quốc phạt nhân viên trước mặt người khác.

Tony Gan, người biết rõ khu phố Hoa như lòng bàn tay sau 36 năm sinh sống ở đây, nói cộng đồng người Hoa đang thay đổi theo chiều hướng tồi tệ hơn. Côn đồ và những kẻ cho vay nặng lãi đã thâm nhập vào các doanh nghiệp địa phương, cho các con bạc vay tiền mặt với lãi suất cao ngất trời, làm dấy lên những tệ nạn xã hội.

Người Trung Quốc di cư tạo ra thách thức

Học giả Leo Suryadinata từ Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singaporecho biết những người di cư Trung Quốc đầu tiên đến Đông Nam Á thường là người nghèo và ít học.

"Nhiều quốc gia Đông Nam Á ít cởi mở với người di cư, đặc biệt là người di cư Trung Quốc", Suryadinata nói.

Vì sao người di cư Trung Quốc không được đón chào ở Đông Nam Á? - 3

Cửa hàng ở Philippines thông báo chấp nhận thanh toán qua WeChat.

Một số người dân địa phương, thường cảm thấy khá bực bội đối với những người di cư đến từ quốc gia khác. “Rõ ràng, điều này không chỉ do sự cạnh tranh kinh tế mà còn do nền văn hóa khác nhau mà họ mang lại", Suryadinata nói thêm.

Bộ Lao động Philippines cho biết khoảng 12.000 công dân nước ngoài đang làm việc mà không có giấy phép trong các sòng bạc. Người ta tin rằng nhiều nhân viên không chính thức này là người Trung Quốc vì những người đánh bạc thường là người đồng hương.

Tiến sĩ Parag Khanna, tác giả cuốn sách The Future is Asian (Tương lai là người châu Á), cho biết dòng người di cư hai chiều giữa Trung Quốc và Đông Nam Á mang lại lợi ích cho cả hai bên.

"Có rất nhiều thế kỷ quan hệ buôn bán giữa các thương nhân trên Biển Đông và ngày nay, phần lớn các nước ASEAN coi Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của họ", ông nói.

Chính phủ Campuchia đã mở cuộc điều tra về tình trạng những người di cư Trung Quốc thâu tóm hoạt động kinh doanh ở Sihanoukville.

Theo số liệu chính thức, trong số 210.000 người quốc tịch Trung Quốc sống ở Campuchia, 78.000 người sống trong thành phố nhưng chỉ có 20.000 người có giấy phép hợp pháp.

Tháng trước, cảnh sát Campuchia công bố số liệu cho thấy người Trung Quốc là tội phạm nước ngoài hàng đầu trong quý 1. 2019. Trong số 341 người nước ngoài bị bắt, 241 người đến từ Trung Quốc.

Có thể nói, người Trung Quốc di cư vừa đem đến cơ hội, vừa tạo ra sự lo lắng đối với các nước Đông Nam Á, theo SCMP. Nhưng có một điều không thể phủ nhận là dòng người di cư Trung Quốc sẽ còn tiếp tục lan rộng.

Trung Quốc: Dụ dỗ sinh viên đẹp, học giỏi bán trứng với giá 14.600 USD

Theo một cuộc điều tra mới đây của Beijing Youth Daily, sinh viên nữ của một số trường đại học ở Trung Quốc bị lôi...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN