Vì sao người biểu tình quá khích dễ dàng tràn vào tòa nhà Quốc hội Mỹ?

Hôm 6.1, người biểu tình quá khích ủng hộ Tổng thống Donald Trump đụng độ với cảnh sát Quốc hội, vượt qua hàng rào an ninh và tràn vào tòa nhà Quốc hội, đập đồ đạc bên trong, xâm nhập vào văn phòng Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi.

Phòng họp của Thượng viện và Hạ viện Mỹ trở nên ngổn ngang. Nhiều người biểu tình tranh thủ cơ hội chụp ảnh selfie, tạo dáng, trong khi các nghị sĩ Mỹ được nhân viên an ninh đưa đến nơi trú ẩn.

Theo trang Curbed, sau khi sự việc xảy ra, nhiều người đặt câu hỏi rằng tại sao lại có thể dễ dàng xâm nhập vào bên trong tòa nhà Quốc hội như vậy?

Người biểu tình trèo lên tường để vào tòa nhà Quốc hội.

Người biểu tình trèo lên tường để vào tòa nhà Quốc hội.

Tòa nhà Quốc hội Mỹ không phải là công trình bất khả xâm phạm. Thường ngày vẫn có du khách đăng ký đến tham quan. Có những khu vực cụ thể là nơi làm việc của các nghị sĩ, phải có thẻ ra vào mới qua được hàng rào an ninh.

Theo tác giả Tanvi Misra, tòa nhà Quốc hội Mỹ là công trình lâu đời, trải qua nhiều lần cải tạo và trùng tu. Tòa nhà được xây theo dạng giống như mê cung. Một người mới đến mà đi tham quan tòa nhà Quốc hội có thể dễ dàng bị lạc.

Lực lượng an ninh chặn cửa ngăn người biểu tình.

Lực lượng an ninh chặn cửa ngăn người biểu tình.

Kể từ những năm 1970, tòa nhà đã được nâng cấp toàn diện, lắp đặt thêm thiết bị giám sát, các bức tường được gia cố. Năm 2017, chính quyền liên bang tiếp tục nâng cấp để đảm bảo rằng nếu có người xâm nhập vào bên trong tòa nhà Quốc hội, họ sẽ không thể tới được các khu vực bị hạn chế.

Nhưng trong cuộc bạo loạn ngày 6.1, người biểu tình không những vượt qua hàng rào an ninh của cảnh sát, mà còn tiến sâu vào bên trong tòa nhà Quốc hội, ngồi trên ghế chủ trì phiên họp lưỡng viện và tìm được phòng làm việc của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi.

Tác giả Tanvi Misra cho rằng, công tác an ninh ở tòa nhà Quốc hội Mỹ chưa được chuẩn bị tốt, thậm chí còn lỏng lẻo. Cảnh sát Quốc hội, lực lượng bảo vệ Điện Capitol dường như không hề chuẩn bị cho kịch bản người biểu tình tràn vào bên trong.

Nhiều cư dân mạng Mỹ bày tỏ sự bất bình khi cảnh sát Quốc hội phản ứng hời hợt, không kiên quyết ngăn chặn người biểu tình. Trong khi đó, cảnh sát thủ đô Washington và đặc vụ liên bang từng hành động cứng rắn trước làn sóng biểu tình vì người da màu hồi giữa năm ngoái.

Họ sử dụng triệt để hơi cay, đạn cao su và các khí tài chống bạo động, thậm chí triển khai trực thăng bay thấp để giải tán đám đông.

Cảnh sát Quốc hội Mỹ bị chỉ trích vì chụp ảnh selfie với người biểu tình.

Cảnh sát Quốc hội Mỹ bị chỉ trích vì chụp ảnh selfie với người biểu tình.

Đoạn video do CBS News đăng tải cho thấy cảnh sát Quốc hội Mỹ chỉ cầm dùi cui, tỏ ra bối rối khi càng nhiều người biểu tình cố gắng vượt qua. Không ít người biểu tình sau đó vượt qua được hàng rào của cảnh sát.

Tờ The Week bình luận, cảnh sát Quốc hội đã quá mềm mỏng với đám đông biểu tình ủng hộ Tổng thống Donald Trump. Họ hạn chế nổ súng, chỉ đứng quanh mà không bắt giữ người biểu tình, thậm chí còn cố gắng khuyên bảo người biểu tình khi đám đông đã đặt chân vào phòng họp Quốc hội.

Có ít nhất một trường hợp người biểu tình yêu cầu chụp ảnh selfie, cảnh sát Quốc hội Mỹ cũng tươi cười đồng ý.

Tình hình bạo loạn ở tòa nhà Quốc hội chỉ được kiểm soát khi Vệ binh Quốc gia Mỹ có mặt. Theo truyền thông Mỹ, Tổng thống Trump không phải là người ra lệnh cho Vệ binh Quốc gia hành động mà là Phó Tổng thống Mike Pence.

Nguồn: [Link nguồn]

Bạo lực QH: 4 người chết, các cố vấn ông Trump tính từ chức?

Tính đến thời điểm này đã có bốn người thiệt mạng trong cuộc biểu tình bạo lực hôm 6-1 tại trụ sở quốc hội Mỹ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN