Vì sao người Ấn Độ thường ăn bằng tay?

Phần lớn người Ấn Độ vẫn có thói quen dùng tay bốc khi ăn. Điều này khiến một số người tranh cãi nếu chưa hiểu văn hóa Ấn Độ. Mời độc giả trả lời câu hỏi bằng cách bấm vào phần xanh lá dưới ảnh. Câu trả lời tham khảo sẽ có vào 15h hôm nay.

CÂU TRẢ LỜI CHÍNH XÁC

Theo India Today, ăn bằng tay (ăn bốc) là một nét văn hóa truyền thống ở Ấn Độ. Nhưng không chỉ riêng Ấn Độ có cách ăn này mà các quốc gia khác thuộc tiểu lục Ấn Độ, gồm Pakistan, Nepal, Bhutan, Tây Tạng, Bangladesh, Maldives và Sri Lanka, cũng có văn hóa ăn bằng tay. 

Việc ăn bằng tay ở Ấn Độ có các quy tắc riêng. Theo trang Medium, người Ấn Độ thường chỉ dùng tay phải để bốc thức ăn. Khi ăn, họ thường ngồi bắt chéo chân ở dưới đất, lưng thẳng. Trước khi ngồi, có trải sẵn một tấm vải, tránh để cơ thể tiếp xúc trực tiếp với đất. Người Ấn Độ chỉ chạm vào thức ăn bằng những đầu ngón tay, không dùng cả bàn tay. 

Theo Medium, việc ăn bằng tay của người Ấn Độ có liên quan tới Ayurveda - một hệ thống y học có nguồn gốc lịch sử ở tiểu lục Ấn Độ. Theo Ayurveda, việc ăn bằng tay tốt cho sức khỏe vì những lý do này:

1. Cơ thể của bạn sẽ cảm nhận được nhiệt độ thức ăn. Khi dùng tay bốc thức ăn, bạn sẽ nhận biết được thức ăn có quá nóng, quá lạnh hay ở nhiệt độ thích hợp để đưa vào miệng. Não bộ cũng sẽ truyền thông tin tới dạ dày để sẵn sàng tiêu hóa thức ăn. 

2. Xác định được lượng thức ăn vừa đủ theo ý mình để đưa vào miệng. 

3. Các dây thần kinh ở đầu ngón tay giúp truyền thông tin qua não bộ rằng bạn sắp ăn. Não bộ sẽ chuyển thông tin tới dạ dày để giải phóng dịch tiêu hóa và các enzym, giúp tiêu hóa tốt.

4. Người Ấn Độ cho rằng việc ăn bằng tay không chỉ giúp lấp đầy dạ dày mà còn "nuôi dưỡng" tinh thần của mỗi người. Khi chạm trực tiếp vào thức ăn bằng tay, bạn tạo ra sự kết nối về thể chất và tinh thần với món ăn. 

5. Dân gian Ấn Độ quan niệm 5 ngón tay đại diện cho 5 yếu tố giúp tạo thành vũ trụ gồm: Không gian, không khí, lửa, nước và đất. Người Ấn Độ tin rằng nếu 5 yếu tố này kết hợp với nhau khi bạn ăn, sẽ giúp bạn cảm thấy ngon miệng và tiêu hóa tốt hơn. 

Trước khi ăn, người Ấn Độ thường rửa sạch tay để đảm bảo vệ sinh ăn uống. Ngoài ra, với thức ăn dạng lỏng như súp, họ có thể dùng thìa để ăn. 

Theo trang Medium, mỗi quốc gia có nét văn hóa riêng biệt. Việc dùng tay hay dùng dao, dĩa khi ăn chỉ là sự khác biệt văn hóa và mỗi nền văn hóa đều cần được tôn trọng. 

Mời độc giả bấm vào đây để trả lời câu hỏi

TRẢ LỜI CỦA BẠN ĐỌC 46
Nguyễn Chí Trung

Việc sử dụng tay khi ăn của người Ấn được cho là chịu ảnh hưởng nhiều từ Phật giáo và Hồi giáo. Người Ấn cho rằng, đồ ăn thức uống mà họ có được là cho đấng tối cao ban cho nên khi đón nhận, phải đón lấy bằng tay trần một cách thành kính. Ngoài ra, việc ăn bằng tay cũng được cho là chạm đến mọi giác quan khiến họ cảm thấy ngon miệng hơn khi ăn. Trên thực tế, chúng ta khi gặm những món xương, vẫn phải dùng tay bốc đấy thôi vì nếu dùng đũa hay thìa nĩa thì không cách nào “xử lý” món ấy một cách nhanh gọn, “triệt để” được. Hoặc như khi ăn bánh xèo, đâu có cách gì mà cũng đũa gắp, phải gói bằng tay cả. Người ta vẫn cho rằng, bánh xèo phải ăn bằng tay mới ngon, nếu không sẽ rất… vô duyên. Người Ấn cũng cho rằng, 5 ngón tay là tượng trưng cho 5 yếu tố: không gian, không khí, lửa, nước, trái đất. Việc ăn bằng tay sẽ giúp kích thích 5 yếu tố để tiết dịch tiêu hóa trong dạ dày, họ cho rằng, các dây thần kinh trên đầu ngón tay sẽ giúp kích thích tiêu hóa nhanh hơn và làm cho người ăn thấy ngon miệng.

Nguyễn Văn Lưu

Chắc do phong tục bên đó như vậy đã ăn sâu vào thói quen của họ!

Lê Hồng Khuy

Một là do phong tục tập quán, thể hiện nét văn hóa của người Ấn Độ. Lý do thứ hai là theo người Ấn Độ dùng tay họ có thể dễ dàng cảm nhận được độ nóng của thức ăn giúp họ không bị bỏng.

Nguyen Van Nam

Đối với họ dùng ngón tay là sạch sẽ nhất và bốc thức ăn bằng mấy ngón tay cũng thể hiện sự đẳng cấp của họ. Tôi từng được nghe nói thế!

Nếu có câu hỏi cần giải đáp, mời độc giả gửi tại đây

Nguồn: [Link nguồn]

Ấn Độ có gần 380.000 ca mắc mới trong 24 giờ, vượt mốc 18 triệu ca COVID-19

Ấn Độ hôm nay, 29/4, ghi nhận mức tăng kỉ lục về số ca mắc mới COVID-19, nâng tổng số ca bệnh lên trên 18 triệu ca.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Hỏi - Đáp Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN