Vì sao Nga thử tên lửa đạn đạo "độc nhất vô nhị" giữa lúc chiến sự gay cấn?

Sự kiện: Tin tức Nga

Nhiều chuyên gia cho rằng, việc Nga thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa là nhằm phô diễn sức mạnh quân sự sau 2 tháng chiến sự tại Ukraine.

Loại vũ khí có thể khiến kẻ thù phải dừng hành động để suy nghĩ

Nga đã phóng thử nghiệm một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân vào ngày 20/4 mà theo Tổng thống Vladimir Putin, đây là loại vũ khí mới có thể khiến những kẻ thù của Nga phải ngừng hành động để suy nghĩ.

Cùng ngày 20/4, truyền hình quốc gia Nga đã đăng tải hình ảnh quân đội nước này báo cáo kết quả thử nghiệm ICMB với Tổng thống Putin. Quân đội Nga cho biết tên lửa ICBM mang tên Sarmat đã được thử nghiệm lần đầu tiên sau thời gian dài trì hoãn.

Tên lửa Sarmat được phóng từ khu vực Plesetsk ở phía Tây Bắc nước Nga, nhắm trúng các mục tiêu giả định ở bán đảo Kamchatka, cách địa điểm phóng khoảng 6.000 km.

Tên lửa đạn đạo liên lục địa Sarmat

Tên lửa đạn đạo liên lục địa Sarmat

Nhận định về loại vũ khí mới, Tổng thống Nga cho biết: "Tên lửa mới có những đặc điểm chiến thuật và kỹ thuật mạnh mẽ nhất và có khả năng vượt qua mọi hệ thống phòng không hiện đại hiện nay".

Ông Putin nhấn mạnh loại vũ khí "độc nhất vô nhị" này của Nga sẽ giúp củng cố năng lực tác chiến của Nga, đảm bảo an ninh của nước này trước những mối đe dọa từ bên ngoài.

Vụ thử nhằm phô diễn sức mạnh, dằn mặt phương Tây

Theo giới chuyên gia, vụ thử được thực hiện vào đúng thời điểm căng thẳng địa chính trị hết sức gay cấn và chỉ còn 3 tuần nữa là tới lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng (9/5). Thông thường, Nga sẽ tổ chức lễ duyệt binh vào dịp này và sẽ phô trương các loại vũ khí mới nhất.

Hãng tin Reuters dẫn lời Jack Watling - chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Hoàng gia Anh (RUSI) - đánh giá, cuộc thử nghiệm nói trên có yếu tố phô diễn sức mạnh và ý nghĩa biểu tượng.

Đặc biệt, chuyên gia Watling bình luận: "Thời điểm tiến hành vụ thử nghiệm cho thấy Nga muốn phô diễn một loại vũ khí để chứng minh thành tựu công nghệ của đất nước trước thềm kỷ niệm Ngày Chiến thắng, nhất là trong bối cảnh nhiều mục tiêu phát triển công nghệ của họ chưa đạt được kết quả như mong muốn ban đầu".

Ông Douglas Barrie, chuyên gia nghiên cứu cấp cao về lĩnh vực hàng không quân sự tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, cho rằng vụ thử nghiệm kể trên đánh dấu mốc quan trọng sau nhiều năm dự án bị trì hoãn vì những khó khăn về vốn và thiết kế.

Theo ông Douglas Barrie, Nga sẽ cần tiến hành thêm nhiều cuộc thử nghiệm hơn nữa trước khi có thể thực sự triển khai Sarmat trên thực địa, để thay thế cho tên lửa SS-18 và SS-19 đã lỗi thời.

Trong khi, hãng thông tấn TASS của Nga dẫn lời ông Dmitry Rogozin - Tổng giám đốc tập đoàn vũ trụ Nga Roscosmos - cho biết các lực lượng hạt nhân của Nga sẽ tiếp nhận loại tên lửa mới này vào mùa thu 2022 khi công tác thử nghiệm hoàn thành.

Chia sẻ với hãng thông tấn RIA, ông Igor Korotchenko - Tổng biên tập tạp chí Quốc phòng của Nga - cho rằng, vụ thử nghiệm phát đi một thông điệp đối với phương Tây rằng Nga có khả năng đáp trả bất kỳ hành động nào đe dọa an ninh của Nga.

Lầu Năm Góc nói gì về vụ thử tên lửa đạn đạo khổng lồ của Nga?

Mỹ coi vụ thử tên lửa đạn đạo Sarmat của Nga không phải là mối đe dọa. Lầu Năm Góc đã lên tiếng giải thích về điều này.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trang Trần (Theo Reuters) ([Tên nguồn])
Tin tức Nga Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN