Vì sao Nga quyết giành quyền kiểm soát bằng được nhà máy điện hạt nhân Chernobyl?

Hôm 24.2, sau nhiều cuộc giao tranh dữ dội với quân đội Ukraine, Nga đã giành quyền kiểm soát nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, thành phố Chernobyl, miền bắc Ukraine. Đây là nơi từng xảy ra thảm họa hạt nhân khiến hàng trăm nghìn người bị ảnh hưởng năm 1986.

Chernobyl – điểm quan trọng trong tuyến huyết mạch Belarus – Kiev (ảnh: Reuters)

Chernobyl – điểm quan trọng trong tuyến huyết mạch Belarus – Kiev (ảnh: Reuters)

Câu hỏi khiến nhiều người thắc mắc là: Tại sao Nga phải tốn công sức như vậy chỉ để kiểm soát một nhà máy điện bỏ hoang và bị bao quanh bởi đất nhiễm phóng xạ?

Thoe Reuters, nhà máy Chernobyl nằm trên tuyến đường ngắn nhất từ Belarus đến Kiev – thủ đô Ukraine. Nắm được Chernobyl, Nga có thể xây dựng tuyến đường huyết mạch để lực lượng từ Belarus tiến vào Ukraine với tốc độ nhanh nhất.

Một nguồn tin quân sự từ Nga cho hay, quân đội nước này đã lập kế hoạch chi tiết để kiểm soát Chernobyl trước khi tiến vào miền đông Ukraine. Việc kiểm soát Chernobyl giúp Nga có thể thủ vững ở Ukraine nếu NATO can thiệp quân sự.

“Nga đang cố gắng kiểm soát Chernobyl. Quân đội của chúng ta đang chiến đấu bằng cả mạng sống để thảm kịch năm 1986 không lặp lại”, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố chỉ vài giờ trước khi Nga kiểm soát nhà máy điện hạt nhân.

Phát biểu của Tổng thống Ukraine đề cập đến thảm họa hạt nhân xảy ra vào ngày 26.4.1986 khi lò phản ứng số 4 của nhà máy Chernobyl bất ngờ phát nổ khiến hơn 100 người chết tại chỗ. Lượng lớn phóng xạ thoát ra từ vụ nổ ảnh hưởng đến sức khỏe của hơn 220.000 người trong những năm sau đó. Đến nay, hệ sinh thái bị nhiễm phóng xạ xung quanh nhà máy Chernobyl vẫn chưa thể phục hồi.

“Năm 1986, thế giới đã chứng kiến thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất ở Chernobyl. Nếu xung đột tiếp tục nổ ra, thảm họa Chernobyl có thể xảy ra một lần nữa”, Bộ Ngoại giao Ukraine đăng lên Twitter.

Xe tăng Nga cảnh giới ở nhà máy Chernobyl (ảnh: Reuters)

Xe tăng Nga cảnh giới ở nhà máy Chernobyl (ảnh: Reuters)

“Nếu quân đội Nga tiến vào Kiev từ hướng bắc, Chernobyl ở ngay trên đường đi của họ. Vì vậy, Nga phải kiểm soát bằng được Chernobyl”, Tướng Ben Hodges – cựu chỉ huy lực lượng Mỹ ở châu Âu – nhận xét.

“Đó là cách nhanh nhất để đi từ A đến B”, James Acton – chuyên gia phân tích tại Viện Hòa bình Quốc tế Carnegie – bình luận về ý đồ của Nga khi kiểm soát Chernobyl.

Evelyn Farkas – phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ dưới thời cựu Tổng thống Obama – cho rằng, sau khi kiểm soát Chernobyl, Nga thông được “trục Kiev – Belarus” và tạo tiền đề tốt để bao vây thủ đô Ukraine.

Sức mạnh quân sự phe ly khai miền đông Ukraine ra sao?

Có rất nhiều nhận định và tranh cãi về quy mô cũng như sức mạnh thực sự của lực lượng quân sự do phe ly khai ở miền đông Ukraine thành lập. Từ năm 2014, họ đã giao tranh...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – Reuters ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN