Vì sao Mỹ xét nghiệm máu hàng loạt cả những người không nhiễm Covid-19?

Trung Tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) đã bắt đầu lấy mẫu máu của những nhóm người sống ở vùng tâm dịch, và rải rác trên khắp nước Mỹ để đánh giá mức độ lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng.

Theo Vox, phương pháp xét nghiệm này khác với lấy mẫu từ cổ họng để xác định người nhiễm Covid-19. Phân tích mẫu máu giúp các nhà nghiên cứu phát hiện xem trong cơ thể người đã hình thành kháng thể hay chưa, dấu hiệu chỉ ra rằng một người có thể đã nhiễm virus nhưng sau đó tự hồi phục.

Nghiên cứu của CDC nhằm đánh giá khả năng người dân Mỹ trong độ tuổi lao động có thể đi làm trở lại hay không, cũng như đánh giá mức độ lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng.

Các chuyên gia từ lâu đã nhận định về một lượng lớn những người nhiễm virus nhưng không có triệu chứng hoặc chỉ ở nhà và không thông báo tình trạng lây nhiễm với nhà chức trách.

Các nhà khoa học ở Mỹ muốn phác họa bức tranh lây nhiễm Covid-19 rõ ràng nhất ở cộng đồng.

Các nhà khoa học ở Mỹ muốn phác họa bức tranh lây nhiễm Covid-19 rõ ràng nhất ở cộng đồng.

“Chúng tôi đang bắt đầu xét nghiệm máu và sẽ thông báo kết quả sớm”, Joe Bresee, thành viên của CDC, nói. “Nghiên cứu về mẫu máu đóng vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu mức độ lây nhiễm thực sự trong cộng đồng”.

CDC tập trung lấy mẫu máu của 3 nhóm người. Đó là những người sống ở vùng tâm dịch như New York và Seattle nhưng chưa từng xét nghiệm Covid-19, những người sống rải tác trên khắp nước mỹ và các nhân viên y tế.

Giai đoạn một của nghiên cứu đã bắt đầu từ ngày 1.4. CDC lấy mẫu máu từ ngón tay của những người được chỉ định và kết quả có sau 15 phút. Giai đoạn 2 dự kiến diễn ra trong mùa hè và chưa biết bao giờ CDC sẽ lấy mẫu máu của các nhân viên y tế.

Khoảng 80% số ca nhiễm Covid-19 ở dạng nhẹ. Nhiều người thậm chí không bộc lộ triệu chứng. CDC ước tính có tới 25% các ca nhiễm ở dạng này và do đó không được phát hiện. Nhưng những người lây nhiễm không triệu chứng vẫn có thể truyền bệnh cho người khác.

Do không thể xét nghiệm toàn dân nên phương pháp giãn cách xã hội, yêu cầu người dân ở nhà được coi là cách kiểm soát hiệu quả tốc độ lây nhiễm của Covid-19.

Xét nghiệm máu trên diện rộng sẽ giúp CDC phác họa chi tiết bức tranh lây nhiễm ở Mỹ và từ đó giúp nhà chức trách hiểu rõ hơn mức độ lây lan của virus, từ đó lên kế hoạch đối phó với các đại dịch khác trong tương lai.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Nguồn: [Link nguồn]

Quốc gia đầu tiên ở châu Âu nới lỏng phong tỏa toàn quốc vì Covid-19

Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen tin rằng đã đến thời điểm thích hợp để nới lỏng lệnh phong tỏa toàn quốc vì...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Vox ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN