Vì sao Mỹ không gửi ngay xe tăng Abrams tới Ukraine để dùng cho cuộc phản công?

Theo truyền thông Mỹ, những chiếc xe tăng Abrams sẽ tới Ukraine sau vài tháng nữa nên không thể tham gia vào cuộc phản công dự kiến vào mùa xuân của Kiev.

Một xe tăng Abrams khai hỏa. Ảnh: ET

Một xe tăng Abrams khai hỏa. Ảnh: ET

Tờ USA Today ngày 8/5 đưa tin, Mỹ chưa thể gửi ngay các xe tăng Abrams của nước này cho quân đội Ukraine vì cần thời gian để loại bỏ công nghệ nhạy cảm khỏi lô xe tăng này.

Theo các chuyên gia quân sự và quan chức Mỹ, việc loại bỏ công nghệ nhạy cảm khỏi xe tăng Abrams là cần thiết để đề phòng khả năng xe tăng Abrams rơi vào tay các lực lượng Nga và bị khai thác cho mục đích tình báo. 

 "Nga có thể có cơ hội để thử nghiệm và tìm kiếm các lỗ hổng từ số xe tăng Abrams thu được", Colin Smith, một chuyên gia nghiên cứu về quân sự Nga tại Trung tâm nghiên cứu RAND Corporation, nói. 

Theo Eurasian Times, kể cả khi tiếp nhận số xe tăng Abrams của Mỹ ngay hôm nay, quân đội Ukraine vẫn chưa thể đưa xe tăng vào thực chiến, theo đại tá Martin O’Donnell - phát ngôn viên của quân đội Mỹ tại châu Âu và châu Phi. Quân đội Ukraine cần khoảng 10 tuần để huấn luyện binh sĩ sử dụng xe tăng. Một số tờ báo đưa tin, binh sĩ Ukraine sẽ được huấn luyện trên các mẫu xe tăng Abrams được tân trang tương tự các mẫu mà Mỹ sắp gửi tới.

Giống các loại vũ khí khác, chính phủ Mỹ cũng gửi các phiên bản rút gọn của xe tăng cho các đồng minh nước ngoài. Lầu Năm Góc dành các phiên bản đầy đủ và cao cấp nhất cho quân đội Mỹ. Theo các chuyên gia quân sự và quan chức Ukraine, một vấn đề rắc rối khi Washington gửi xe tăng Abrams tới Ukraine là trường hợp các lực lượng Nga thu được một xe tăng loại này trong quá trình chiến đấu. 

Xe tăng Abrams nhanh, mạnh và được trang bị lớp giáp tiên tiến để mang lại khả năng phòng thủ hiệu quả trước hỏa lực đối phương. Để bảo vệ tổ lái trong trường hợp xe tăng bị phá hủy, nhiên liệu và đạn pháo của xe tăng Abrams được để trong các ngăn riêng. 

Xe tăng Abrams có thể tấn công các mục tiêu ở khoảng cách xa, bất kể ngày đêm hay thời tiết xấu nhờ bộ cảm biến cực nhạy và một máy tính điều khiển hỏa lực tinh vi.

Nặng khoảng 70 tấn, xe tăng Abrams được phát triển trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh và lần đầu tiên được biên chế trong quân đội Mỹ vào năm 1980. Xe tăng Abrams được sử dụng lần đầu trong chiến dịch Desert Storm (tạm dịch: Bão táp Sa mạc) ở Iraq năm 1991. 

Không giống như máy bay không người lái Reaper, một chiếc xe tăng bị hư hại có thể được phục hồi gần như nguyên vẹn. Tuy nhiên, 2 quan chức Mỹ giấu tên cho biết, các xe tăng Abrams công nghệ thấp hơn mà Ukraine nhận được sẽ không có thành phần nhạy cảm để Nga khai thác. 

Vào tháng 1, Lầu Năm Góc công bố kế hoạch chuyển 31 xe tăng Abrams M1A2 tới Ukraine sau nhiều tháng Kiev đề nghị hỗ trợ vũ khí. Ukraine cần nhiều xe tăng hiện đại để đối phó với các lực lượng Nga. Một cuộc phản công của Kiev dự kiến diễn ra trong vài tuần tới. 

Vào tháng 3, Lầu Năm Góc công bố kế hoạch tăng tốc độ triển cung cấp xe tăng cho Ukraine, bằng việc gửi tới một phiên bản xe tăng Abrams M1A1 đơn giản hơn, nói lý do rằng các xe tăng này cần ít thời gian để tân trang. 

Đại sứ Nga tại Mỹ,  Anatoly Antonov, từng nói: "Nếu được chuyển tới Ukraine, xe tăng Abrams M1 của Mỹ sẽ bị hủy diệt". Theo Eurasian Times, một số chuyên gia quân sự cho rằng, Nga sẽ tìm mọi cách để phá hủy hoặc thu giữ xe tăng của phương Tây để nghiên cứu. 

Nguồn: [Link nguồn]

Tướng Mỹ dự đoán tác động của xe tăng Abrams ở Ukraine

Tướng quân đội cấp cao của Mỹ cho rằng số xe tăng M1 Abrams mà Washington cam kết cung cấp cho Ukraine sẽ tạo ra sự khác biệt khi chúng được chuyển đến chiến trường vào cuối...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tâm Hoa - USA Today ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN