Vì sao Mỹ đang rất cần máy bay ném bom hoàn toàn mới
Chưa có loại vũ khí nào của Mỹ có thể bay xa nửa vòng Trái đất, tấn công phá hủy mục tiêu rồi quay về căn cứ an toàn như máy bay ném bom tầm xa.
Máy bay ném bom B-2 rải thảm hàng loạt.
Hiện nay, Mỹ đang phải đối mặt với rất nhiều nguy hiểm và các thách thức an ninh nghiêm trọng. Nga luôn có động thái mạnh tay ở châu Âu, Trung Đông. Trung Quốc không chỉ thể hiện quyền lực về mặt kinh tế, thương mại. Triều Tiên khó lường, Iran khó kiểm soát. Dường như ở bất kì châu lục nào, Mỹ cũng vấp phải sự đối đầu lớn.
Kể từ Thế chiến 2, phi đội máy bay ném bom tầm xa của Mỹ đã chứng minh là một lựa chọn tuyệt vời và đáng tin cậy cho không quân nước này. Máy bay của Mỹ có thể vươn tới mọi khu vực trên thế giới, tiêu diệt mục tiêu và quay về bình yên. Chưa có bất kì vũ khí nào có thể thực hiện nhiệm vụ tương tự.
Máy bay ném bom chiến lược của Mỹ thành công trong việc tiếp cận và xóa sổ mục tiêu nhưng chúng không còn là pháo đài bất khả xâm phạm như suy nghĩ của các nhà chiến lược quân sự Mỹ. Dù sở hữu khả năng bay tầm cao, tốc độ cận âm và vươn xa 7-8.000 km, máy bay ném bom của Mỹ vẫn bộc lộ nhiều khuyết điểm trước các hệ thống phòng không tiên tiến.
Máy bay ném bom B-2 có khả năng tàng hình.
Với công nghệ tàng hình trên các máy bay như B-2, nó có thể tấn công vào trái tim của chiến trường, điều mà các máy bay truyền thống không thực hiện nổi. Một chiếc máy bay ném bom tàng hình là đủ tiêu diệt hoàn toàn sở chỉ huy đầu não của địch. Chi phí lớn là rào cản khiến loại máy bay hiện đại này không thể xuất xưởng ồ ạt. Điều này nảy sinh nhiều vấn đề, nhất là khi Mỹ cần tấn công nhiều mục tiêu với nhiều máy bay ném bom tàng hình cùng lúc.
Khi một quốc gia như Mỹ chỉ có 20 chiếc B-2, vài chiếc đang sửa chữa và vài chiếc để huấn luyện, thiếu thốn khi cần sử dụng là điều khó tránh khỏi. Dự kiến trong tương lai, không quân Mỹ sẽ đặt hàng thêm 100 chiếc B-21 (phiên bản cải tiến của B-2) để phục vụ các mục đích tấn công tầm xa.
Lí do chiến lược để xây dựng hệ thống máy bay ném bom tầm xa vẫn giữ nguyên giá trị. Thậm chí trong thời điểm hiện tại, nó quan trọng hơn rất nhiều. Lá chắn phòng thủ thực sự vẫn là máy bay ném bom đáng tin cậy, có thể vươn tới mọi nơi trên thế giới và nã bom. Lực lượng này sẽ buộc đối phương phải chi tiền “tấn” xây dựng hệ thống phòng không, bảo vệ vùng trời và mặt đất.
Pháo đài bay B-52 rải thảm bằng 27 tấn bom.
Hãy nhìn vào Thế chiến 2 ở Thái Bình Dương để thấy uy lực quá khủng khiếp của máy bay ném bom tầm xa. Mỹ đã đánh một trận chiến dai dẳng, tốn kém với sự kết hợp của hải quân, lục quân nhằm tiêu diệt phát xít Nhật và các nước trong phe Trục. Lịch sử đã chứng minh, khi máy bay ném bom rải bom vào sở chỉ huy đầu não của đối phương, chắc chắn ngày sụp đổ của kẻ địch không còn xa.
Hiện nay, máy bay hiện đại nhất của Mỹ là B-2, đã tham gia biên chế 25 năm và chưa biết khi nào sẽ “nghỉ hưu”. Ở một chiều hướng khác, không quân Mỹ đã tuyên bố kế hoạch tiếp tục sử dụng B-52 tới năm 2050. Pháo đài bay được xem là bất khả xâm phạm này vẫn là cỗ máy chiến tranh được ưu ái nhất.
Máy bay ném bom B-52 có thể tấn công trong phạm vi 8.000 km.
Ở thời điểm máy bay B-52 “về vườn”, bộ khung của chiếc máy bay “trẻ” nhất cũng đã có tuổi đời hơn 85 năm. Nhiều chuyên gia nói Mỹ không đủ tiền thiết kế và chế tạo máy bay ném bom mới. Tuy nhiên, trong bối cảnh công nghệ hiện đại, radar A2/AD phổ biến như “nấm sau mưa” và hàng loạt các công nghệ tên lửa tối tân, Mỹ không muốn cũng không được.
Mọi lí do kể trên đưa ra kết luận duy nhất, theo tạp chí National Interest, đó là ngay lúc này là thời điểm không thể phù hợp hơn để Mỹ bắt tay chế tạo máy bay ném bom tầm xa của riêng mình.
Loại chip mới nhanh gấp 1.000 lần vi xử lý cũ và tăng tính sẵn sàng chiến đấu của máy bay ném bom tàng hình B-2.