Vì sao Mỹ công khai đưa tàu ngầm hạt nhân uy lực tới Hàn Quốc?

Một điểm đáng chú ý trong thỏa thuận mới đạt được giữa Mỹ và Hàn Quốc, trong chuyến thăm của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tới Mỹ, đó là việc Mỹ sẽ đưa một tàu ngầm hạt nhân chiến lược tới hiện diện ở Hàn Quốc.

Tàu ngầm hạt nhân USS Alaska quay về căn cứ hải quân ở bang Georgia, Mỹ vào ngày 2/4/2019.

Tàu ngầm hạt nhân USS Alaska quay về căn cứ hải quân ở bang Georgia, Mỹ vào ngày 2/4/2019.

CNN dẫn lời các chuyên gia cho rằng, đây được coi là động thái mang tính răn đe và mang tính biểu tượng, thể hiện rằng Mỹ luôn sẵn sàng bảo vệ đồng minh Hàn Quốc.

Thực tế là các tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Mỹ không cần tới Hàn Quốc mới có thể tấn công các mục tiêu, nếu nước này có xung đột với Triều Tiên. Ngoài ra, Mỹ đang công khai để lộ vị trí tàu ngầm chiến lược, ngược lại với chính sách răn đe hạt nhân.

Theo CNN, tàu ngầm hạt nhân Mỹ được triển khai tới Hàn Quốc là tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo lớp Ohio. Hải quân Mỹ hiện có 14 tàu ngầm loại này. 8 chiếc neo ở căn cứ hải quân bang Washington, hướng ra Thái Bình Dương và 6 chiếc neo ở căn cứ hải quân bang Georgia, hướng ra Đại Tây Dương.

Tàu ngầm dài 170 mét này còn được gọi là “boomers", có lượng giãn nước hơn 18.000 tấn. Mỗi chiếc được trang bị một lò phản ứng hạt nhân.

Mỗi tàu lớp Ohio thường ra khơi liên tục trong 77 ngày và sau đó là 35 ngày neo ở cảng để bảo trì. Mỗi tàu có hai nhóm thủy thủ đoàn để nếu một nhóm ra khơi, nhóm kia có thời gian nghỉ ngơi hoặc huấn luyện tại căn cứ.

Một tên lửa đạn đạo Trident II D5 được phóng thử nghiệm từ tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio vào năm 2018.

Một tên lửa đạn đạo Trident II D5 được phóng thử nghiệm từ tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio vào năm 2018.

Mỗi tàu ngầm lớp Ohio được trang bị tối đa 20 tên lửa đạn đạo hạt nhân Trident II. Tên lửa có tầm tấn công 7.400km, tức là có thể bắn tới Triều Tiên từ Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương hoặc từ Bắc Cực.

"Xét trên khía cạnh quân sự, các tàu này không cần tới gần Hàn Quốc để tiếp cận các mục tiêu", Blake Herzinger, chuyên gia chính sách quốc phòng tại Viện Doanh nghiệp Mỹ, nói trên đài CNN.

Mỗi tên lửa Trident II có thể mang nhiều đầu đạn hạt nhân khác nhau và tấn công các mục tiêu một cách độc lập. Theo Trung tâm Nghiên cứu Không phổ biến Vũ khí hạt nhân James Martin, mỗi tên lửa Trident II có thể mang 4 đầu đạn hạt nhân, nghĩa là mỗi tàu ngầm lớp Ohio có thể mang khoảng 80 đầu đạn hạt nhân.

Nói cách khác, một tàu ngầm lớp Ohio mang đầy đủ vũ khí là đủ để hủy diệt toàn bộ mục tiêu ở một quốc gia  xung đột với Hàn Quốc, theo CNN.

Theo các chuyên gia, việc Mỹ tuyên bố đưa một tàu lớp Ohio tới cảng quân sự Hàn Quốc là động thái biểu tượng, do điều này thực tế làm giảm năng lực chiến đấu của tàu.

"Với tuyên bố trên, Mỹ đang làm giảm năng lực tàng hình, ẩn mình dưới đại dương của tàu", Carl Schuster, cựu giám đốc Trung tâm Tình báo chung của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ ở Hawaii, nói.

Theo ông Schuster, đối phương không khó để nắm được thông tin tàu ngầm hạt nhân Mỹ cập cảng Hàn Quốc, do tàu sẽ thường thông báo trước từ 24 - 48 giờ.

Yếu tố thứ hai là tuyên bố làm giảm năng lực răn đe hạt nhân của tàu. "Trong chiến lược răn đe hạt nhân, đối phương biết về sự tồn tại và quy mô vũ khí hạt nhân nhưng không thể biết chính xác mức độ, vị trí hoặc khi nào vũ khí hạt nhân có thể được sử dụng", Daniel Post, trung tá Hải quân Mỹ, cho biết.

Drew Thompson, nhà phân tích tại Đại học Quốc gia Singapore, nói mục đích của Mỹ khi đưa tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio tới Hàn Quốc là nhằm răn đe Triều Tiên và trấn an đồng minh.

"Tàu ngầm hạt nhân và tên lửa đạn đạo mà nó mang theo vốn dĩ có nhiệm vụ răn đe, chứ không phải nhằm sử dụng trên thực tế", ông Drew nói.

Ông Biden cảnh báo Triều Tiên, đưa tàu ngầm hạt nhân chiến lược tới Hàn Quốc

Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 26/4 gửi thông điệp cảnh báo về hậu quả nếu Triều Tiên tấn công Mỹ hoặc đồng minh của Mỹ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nhật Minh - CNN ([Tên nguồn])
Căng thẳng Triều Tiên - Hàn Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN