Vì sao Mỹ chưa dùng "đòn hiểm" cấm vận dầu mỏ Venezuela?

Sự kiện: Tin tức Venezuela

Mỹ cho đến nay không ngừng tìm cách cô lập chính quyền của Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro, nhưng chưa chọn đến cách chặn nguồn xuất khẩu dầu mỏ của nước này.

Vì sao Mỹ chưa dùng "đòn hiểm" cấm vận dầu mỏ Venezuela? - 1

Ngành công nghiệp dầu mỏ chiếm tới 90% lợi nhuận của Venezuela.

Theo BBC, cho đến nay Mỹ chưa dùng đến “lựa chọn hạt nhân” – đó là cấm vận dầu mỏ toàn diện với Venezuela, nhắm vào ngành công nghiệp đem về cho quốc gia nam Mỹ này 90% lợi nhuận.

Bất chấp những căng thẳng gần đây, các nhà máy lọc dầu Mỹ vẫn mua dầu từ Venezuela. Công ty dầu khí quốc gia Venezuela thậm chí còn sở hữu một nhà máy lọc dầu ở Texas.

Tổng thống Maduro có dấu hiệu nhượng bộ khi nói rằng Mỹ-Venezuela có 30 ngày để đàm phán về quan hệ hai nước. Giới phân tích và cả thị trường thế giới đang chăm chú theo dõi động thái tiếp theo của Washington.

Nếu Mỹ chạm đến ngành công nghiệp dầu khí của Venezuela thì đó rất có thể là sự chấm dứt của chính quyền Maduro. Nhưng hậu quả xảy to lớn đến mức nào?

Trong vài năm qua, Mỹ không ngừng đẩy mạnh xuất khẩu dầu, dẫn đến kết quả là giá dầu liên tục rơi xuống mức thấp. Chính phủ Venezuela dù rất khó khăn nhưng vẫn có tiền bán dầu để duy trì hoạt động của đất nước.

Theo giới phân tích, Mỹ chưa vội cấm Venezuela xuất khẩu dầu vì nhiều lý do. Thứ nhất, điều này sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân Venezuela và Tổng thống Maduro vô tình càng nhận được sự ủng hộ.

Vì sao Mỹ chưa dùng "đòn hiểm" cấm vận dầu mỏ Venezuela? - 2

Chính quyền Venezuela dù căng thẳng nhưng vấn duy trì hợp đồng xuất khẩu dầu sang Mỹ.

Thứ hai, ngay cả khi Mỹ hạn chế nhập khẩu dầu từ Venezuela, điều này có thể làm ảnh hưởng đến chính đời sống của người dân Mỹ. Các nhà máy lọc dầu sẽ phải tìm nguồn cung cấp khác với chi phí cao hơn.

Venezuela ngày nay đã phải chịu nhiều sức ép đến từ Mỹ. Cấm vận khiến quốc gia này không có nguồn lực, công nghệ và đối tác để tăng cường khai thác dầu. Venezuela hiện là nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới, thậm chí còn hơn cả Ả Rập Saudi.

Giai đoạn những năm 1990, Venezuela sản xuất tới 3 triệu thùng dầu/ngày. Ngày nay, con số này chỉ là xấp xỉ 1 triệu thùng dầu/ngày.

Helima Croft, chuyên gia của RBC dự đoán Venezue thậm chí trong năm 2019 sẽ còn phải tiếp tục cắt giảm sản lượng khai thác dầu xuống tới 500.000 thùng/ngày.

Năm nay, ước tính GPD của Venezuela sẽ tiếp tục chạm đáy, chỉ bằng một nửa so với năm 2013 thời Hugo Chavez.

Theo BBC, Mỹ đang từ từ siết chặt chính quyền của Tổng thống Maduro nhưng không muốn làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân Venezuela.

Thật khó có thể hình dung một quốc gia đang thiếu thốn lương thực, thuốc men, nếu chịu thêm cấm vận thì mọi chuyện sẽ xảy ra như thế nào. Nhưng chắc chắn rằng, điều đó không có lợi cho Mỹ.

31 tấn vàng Venezuela gửi ở Anh giờ thuộc về ai?

Theo Tổng thống lâm thời tự nhận Guaido, kho vàng do ngân hàng Anh giữ cần phải được bảo vệ để hỗ trợ quá trình tái...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - BBC ([Tên nguồn])
Tin tức Venezuela Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN