Vì sao mọi người thấy lạ lẫm khi nghe bản thu âm giọng nói của chính mình?
Không ít người thường tỏ ra ngạc nhiên khi nghe lại chính giọng nói của mình trong file ghi âm hoặc qua video. Vì sao mỗi người thường ghét nghe lại giọng nói của chính mình? Mời độc giả cùng trả lời câu hỏi bằng cách ấn vào nút màu xanh. Câu trả lời chính thức sẽ có vào lúc 15h.
Trả lời trên tờ The Conversation, bác sĩ Neel Bhatt, trợ lý Giáo sư về Tai Mũi Họng, Y khoa UW, Đại học Washington, đưa ra một số lời giải thích.
Bác sĩ Bhatt nói mình là người chuyên điều trị cho những bệnh nhân có vấn đề về giọng nói, thường xuyên phải ghi âm giọng nói của bệnh nhân.
“Đối với tôi, các bản ghi âm này rất quý giá. Nó cho phép tôi theo dõi các thay đổi nhỏ trong giọng nói của bệnh nhân sau mỗi lần đến khám và điều trị”, bác sĩ Bhatt nói.
Nhưng đối với các bệnh nhân, việc nghe lại giọng nói của chính họ là điều không hề dễ dàng, bác sĩ Bhatt chia sẻ. “Giọng nói của tôi như vậy sao?”, một bệnh nhân từng nói.
Một số không muốn bác sĩ bật băng ghi âm, yêu cầu nói ngay vào vấn đề. Theo bác sĩ Bhatt, giọng nói từ băng ghi âm truyền tới não một người theo cách khác so với việc chính người đó nói ra.
Khi nghe bản ghi âm giọng nói của chính mình, âm thanh sẽ truyền qua không khí và đến tai, làm rung động màng nhĩ và các xương tai nhỏ. Các rung động âm thanh được truyền đến ốc tai, kích thích các sợi dây thần kinh gửi tín hiệu thính giác đến não.
Còn khi một người nói, âm thanh tạo ra được truyền đến tai theo cách khác. Một phần âm thanh truyền qua không khí, một phần truyền bên trong qua xương sọ. Sự kết hợp này tạo ra nhiều âm trầm hơn, khiến người nói nghĩ rằng giọng mình sâu và ấm hơn.
Giọng nói phát lại từ bản ghi âm mỏng và cao hơn, khiến nhiều người không muốn nghe lại.
Mọi người thường ghét nghe giọng nói của mình qua bản ghi âm vì đã quen với việc nghe giọng nói phát ra từ miệng, theo bác sĩ Bhatt. Đó là sự khác biệt giữa cảm nhận của bản thân so với thực tế.
“Điều này không có nghĩa rằng giọng nói qua bản ghi âm tệ hơn, chỉ đơn giản là do thói quen”, bác sĩ Bhatt nói.
do giọng nói phát ra được âm thanh thu lại
Vì nghe giọng ghi âm không giống với giọng trực tiếp mình phát ra, khác thực sự
vì nghĩ giọng nói của mình nghe hay hơn giọng ghi âm
Khác giọng thật
giọng hát khi quay video quá khác so với bên ngoài
vì khi nói, não và miệng nói ra, tai ko cần nghe, vì đọc dc suy nghĩ nói gì rồi
Mình tự nghe thì nghe bên trong truyền dần ra tới miệng. còn người khác hoặc thu âm thì chỉ nghe được âm thanh sau khi phát ra miệng nên nghe nó khác thôi
Micro trong thu âm không thể thu được âm thanh truyền qua xương và các mô trong sọ. Lẽ dĩ nhiên, một chiếc micro không thể thu được những rung động của xương sọ và các mô bên trong đầu. Nó chỉ chuyển được những âm thanh phát ra từ miệng của chúng ta thành tín hiệu điện. Những tín hiệu này được tái tạo và khuếch đại lại để phát ra loa. Kết quả là những âm trầm không xuất hiện, chúng ta sẽ nghe thấy giọng nói của mình đôi khi là thanh hơn.
Bởi vì chúng ta thường xuyên lắng nghe, xét soát , để ý đến cách nói, câu nói, giọng nói từ bên ngoài, mà không hay rất ít khi lắng nghe cách mình nói, thể hiện như thế nào. Và mỗi lần nghe lại thì nghe có cảm giác xấu hổ, ngại khi nghe lại giọng nói của mình.
Do âm thanh phát ra từ thanh quản đi đến màng nhĩ của chính mình theo 2 hướng là từ trong cơ thể ra và từ ngoài vào. Còn khi nghe lại thì chỉ có 1 hướng từ ngoài vào nên cảm thấy khác.
âm phát ra không gắn liền với sự nhận thức giọng nói của chính bản thân
vì khi ta nghe trực tiếp chính mình nói, âm thanh sẽ đi vào tai theo 2 đường: - âm thanh từ miệng phát ra, truyền qua không khí đi vào tai. - âm thanh từ miệng, truyền qua các xương trên đầu, mặt.. và truyền vào tai. lúc này âm thanh ta nghe được là hòa trộn của 2 đường truyền trên. Còn khi nghe từ bản thu âm tức ta chỉ nghe bản ghi lại của âm thanh từ miệng phát ra truyền qua không khí nên sẽ cảm thấy khác so với nghe trực tiếp mình nói.
Khác nhiều so với giọng nói thật
vì khi ta nghe trực tiếp chính mình nói, âm thanh sẽ đi vào tai theo 2 đường: - âm thanh từ miệng phát ra, truyền qua không khí đi vào tai. - âm thanh từ miệng, truyền qua các xương trên đầu, mặt.. và truyền vào tai. lúc này âm thanh ta nghe được là hòa trộn của 2 đường truyền trên. Còn khi nghe từ bản thu âm tức ta chỉ nghe bản ghi lại của âm thanh từ miệng phát ra truyền qua không khí nên sẽ cảm thấy khác so với nghe trực tiếp mình nói.
âm thanh mình phát ra do mình nói nghe khác vói âm thanh người khác nghe được do mình nói, đầu thu có sóng âm làm nhiễu sóng nên mình nghe thấy khác.
Nghe không như mình nghĩ
Tôi nghĩ là khi mình phát âm ra thì không thể thu hết vào như mình nói ra nên giọng sẽ bị lệch và nữa là do máy thu âm.
vì âm thanh từ miệng mình truyền đến tai sẽ khác với âm thanh do máy ghi âm lại.
Giải thích theo kiểu từ ngữ khoa học thì mình ko rành, nhưng theo mình thì nó liên quan đến cách truyền âm thanh, khi mình nói thì các cơ hàm có tác động đến tai và màng nhĩ, còn khi mình nghe thì âm thanh chỉ truyền qua không khí, nên sẽ có sự khác biệt.
âm giọng từ thiết bị ghi âm phát ra là âm thanh mà mọi xung quanh thường nghe và không hay bằng tai người nói nghe
Điểm mấu chốt nằm ở đây. Khi đã tạo ra được âm thanh, nó khởi điểm ở phía sau vòm họng và chúng ta nghe thấy nó như thế nào? Chúng ta sẽ nghĩ âm thanh đi ra từ miệng và mũi. Sau đó nó đến tai của mình. Không đơn thuần là vậy. Sóng âm còn được dẫn qua cả các mô và xương trong hộp sọ. Kết quả là có thể nghe thấy một điều rất kỳ lạ ở đây: âm thanh có thể phát ra từ chính tai của chúng ta. “Khi chúng ta kích hoạt dây thanh âm, nó cũng gây rung xương sọ và âm thanh đó, có thể cảm nhận được”, Rachel Feltman, một tác giả khoa học giải thích trên tờ The Washington Post. “Những âm thanh truyền qua xương và mô bị giảm tần số. Về cơ bản, giọng nói của chúng ta như có thêm những âm trầm”. Kết quả là tiếng nói mà chúng ta tự nghe được trong đầu, nó có phần êm ái và dễ chịu hơn.
không giống với giọng thật, nghe như giọng một ai khác
chịu chết , tôi cũng ko thích giọng của mình
1. Do có lẫn tạp âm. 2. Do có khoảng cách từ miệng đến thiết bị thu âm, làm cho âm thanh bị biến đổi cả về tần số và biên độ.
Nguyên nhân micro trong thu âm không thể thu được âm thanh truyền qua xương và các mô trong sọ. Lẽ dĩ nhiên, một chiếc micro không thể thu được những rung động của xương sọ và các mô bên trong đầu. Nó chỉ chuyển được những âm thanh phát ra từ miệng của chúng ta thành tín hiệu điện. Những tín hiệu này được tái tạo và khuếch đại lại để phát ra loa. Kết quả là những âm trầm không xuất hiện, chúng ta sẽ nghe thấy giọng nói của mình đôi khi là thanh hơn và thậm chí giống như giọng nói của người ngoài hành tinh.
Vì mình vừa nói không thể vừa nghe giọng của mình như thế nào được
Ghi âm nghe không giống giọng nói của mình
Khi nói thì âm thanh nghe được bao gồm từ dưới họng vọng lên từ bên ngoài vọng tới còn nghe lại thì chỉ từ bên ngoài vọng tới, đây là sự khác nhau cơ bản dẫn đến cách thức và con đường truyền âm nó khác nhau nhiều nên âm thanh nghe nó sẽ khác nhau nhiều
Sự khác nhau nằm ở môi trường truyền âm. Âm thanh chúng ta phát ra đi từ dây thanh quản truyền qua môi trường không khí và tới bộ phận thu âm của máy ghi âm. Còn khi chúng ta nghe thì âm thanh từ dây thanh quản truyền qua xương ống tai vào màng nhĩ, môi trường truyền âm khác nhau dẫn đến âm thanh chúng ta tự nói tự nghe sẽ khác khi chúng ta nghe lại từ máy ghi âm. Muốn biết giọng thật của chúng ta như nào (hay nói cách khác là người khác nghe giọng chúng ta như nào) thì chúng ta hãy thu âm lại và nghe.
Giọng ghi âm không giống giọng thật
Nguyên nhân là bởi khi chúng ta nghe giọng của mình được ghi âm lại, sóng âm từ loa phát sẽ di chuyển trong không khí một quãng đường rồi mới lọt vào tai chúng ta. Do đó chúng ta sẽ nghe thấy giọng nói của mình giống y như người khác nghe giọng của chúng ta khi chúng ta nói chuyện.
Trong não bộ con người có sẵn tính năng " nịnh". Vì vậy nên khi ta hát hay nói chuyện, chúng ta sẽ cảm thấy giọng mình ấm và hãy hơn nhiều. Nhưng khi ta ghi âm lại thì não bộ không còn thực hiện chức năng đó. Do đó, giọng mà chúng ta nghe qua máy ghi âm mới chính là giọng thật của chúng ta
Vì không giống giọng thật.
Ngắn gọn: là mình chủ yếu nghe giọng người khác phát và thu trực tiếp vào tai.
Não bộ mặc định giọng nói bản thân phát ra từ thanh quản và phần lớn truyền qua cơ thể đến màng nhĩ. Khác với giọng nói ghi âm được truyền từ thanh quản tới máy ghi âm - nên được xem là khách quan hơn khi tất cả mọi người đều phân biệt bạn nhờ giọng nói ghi âm.
cảm thấy nghe từ máy ghi âm với mình nghe tiếng mình nói khác hoàn toàn
bộ thu của điện thoại có khả năng lọc âm không tốt, cộng thêm với tín hiệu khi thu vào máy sẽ luôn có sự sai lệch so với khi nói ở bên ngoài, nên là thường sẽ khác so với giọng đọc bên ngoài
Tôi cũng k biết tại sao nữa, nhưng thấy nghe bản ghi âm giọng mình chán thật :)))
Khi nghe bản ghi âm là chúng ta nghe chỉ 1âm thanh duy nhất. Còn khi nghe giọng nói của mình khi nói chuyện, lúc đó là âm thanh cộng hưởng trong vòm họng phát ra,âm trong khoang tai, truyền động âm trong các xương hàm....nên chúng ta nghe khác so với bản ghi âm
Tôi cũng vậy
Vì nó lạ, và nghe rất dở
Vì giọng mình dở
Mỗi người khi lớn lên ít nhiều đều trải qua nỗi sợ bóng tối. Đến khi trưởng thành, nỗi sợ này giảm dần nhưng không...
Nguồn: [Link nguồn]Nguồn: [Link nguồn]