Vì sao hàng trăm người châu Á vẫn nhiễm Covid-19 dù được tiêm vắc-xin?
Hơn 200 người châu Á đã bị nhiễm Covid-19 vài ngày sau khi họ được tiêm vắc-xin Pfizer/BioNTech của Mỹ.
Một công dân Israel tiêm vắc-xin Pfizer/BioNTech của Mỹ. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Channel 13, khoảng 240 công dân Israel dương tính với Covid-19 dù đã được tiêm vắc-xin Pfizer/BioNTech. Đặc biệt, loại vắc-xin này không chứa virus SARS-CoV-2 nên khả năng vắc-xin trực tiếp khiến người được tiêm nhiễm bệnh bị loại trừ.
Cũng vì điều này, vắc-xin Pfizer/BioNTech cần thời gian để mã di truyền trong nó hoạt động, giúp hệ miễn dịch cơ thể nhận diện và tấn công mầm bệnh.
Vắc-xin Pfizer/BioNTech do Mỹ sản xuất là dạng tiêm, một liều gồm 2 mũi tiêm. Theo các nghiên cứu, khả năng miễn dịch với Covid-19 có thể đạt được tới 50%, sau 8-10 ngày với mũi tiêm đầu tiên.
Mũi tiêm thứ 2, cách mũi tiêm đầu 21 ngày, có khả năng tạo miễn dịch với Covid-19 được tuyên bố lên tới 95% khoảng 1 tuần sau tiêm. Tuy nhiên, vẫn có 5% khả năng bị nhiễm bệnh ngay cả khi vắc-xin phát huy toàn bộ tác dụng.
Các hãng tin của Israel đã đưa tin về các số liệu, kêu gọi công chúng cảnh giác và tuân thủ triệt để các biện pháp phòng ngừa Covid-19 trong 1 tháng sau mũi tiêm đầu tiên của vắc-xin Mỹ. Quan niệm cho rằng sau khi tiêm vắc-xin sẽ có thể miễn dịch ngay với Covid-19 là sai lầm.
Quốc gia châu Á này đang thực hiện một chiến dịch tiêm chủng lớn trên cả nước. Hơn 1 triệu người, tương đương với 12% dân số Israel, đã được tiêm vắc-xin Pfizer/BioNTech. Các đối tượng tiêm chủng giai đoạn đầu của chiến dịch này là bác sĩ và người cao tuổi.
Khoảng 1/1000 người xuất hiện tác dụng phụ nhẹ, bao gồm suy nhược, chóng mặt, sốt cũng như đau, sưng và đỏ ở chỗ tiêm sau khi tiêm vắc-xin Mỹ. Bộ Y tế Israel cho biết chỉ số ít trong những người có tác dụng phụ cần sự chăm sóc y tế.
Kể từ khi chiến dịch tiêm chủng bắt đầu ngày 20/12, ít nhất 4 người Israel tử vong sau khi tiêm, truyền thông địa phương đưa tin. Tuy nhiên, Bộ Y tế Israel cho biết, 3 trong 4 ca tử vong không liên quan tới vắc-xin Mỹ. Trường hợp còn lại, một cụ ông 88 tuổi với bệnh nền, đang được điều tra.
Nguồn: [Link nguồn]
Không phải Nga, Mỹ hay Trung Quốc, đây mới là quốc gia đang dẫn đầu cuộc đua tiêm vắc xin ngừa Covid-19 trên toàn thế giới,...