Vì sao giới trẻ Trung Quốc rộ lên phong trào lười làm ham chơi?

Trên các trang mạng xã hội Trung Quốc, những bí kíp trốn việc tại công sở đang được chia sẻ “rầm rộ”. Điều này khiến các nhà nhà quản lý lao động của quốc gia tỷ dân không khỏi lo lắng, theo The Guardian.

Cô gái cầm tấm biển phản đối làm thêm giờ ở Trung Quốc (ảnh: Guardian)

Cô gái cầm tấm biển phản đối làm thêm giờ ở Trung Quốc (ảnh: Guardian)

Uống nhiều nước để đi vệ sinh lâu và nhiều, trốn vào nhà vệ sinh chơi game hoặc lên mạng xã hội, giấu đồ ăn vặt vào những vị trí bí mật… là những biện pháp đối phó cấp trên ở chốn công sở đang được giới trẻ Trung Quốc quan tâm.

“Lười làm ham chơi là quyền cơ bản của mỗi con người. Mọi người đều có quyền lười khi chúng ta không muốn lao động”, một người nổi tiếng trên mạng xã hội Trung Quốc viết.

Giới trẻ Trung Quốc gọi phong trào lười làm ham chơi là “cá cảm động” (touching fish). Lấy ý tưởng từ câu nói “thừa nước đục thả câu”, phong trào “cá cảm động” kêu gọi giới trẻ Trung Quốc lợi dụng sự lơ là quản lý của lãnh đạo công ty trong dịch Covid-19 để lười biếng.

Tài khoản Weibo Massage Bear – tác giả của cái tên “cá cảm động” – mô tả phong trào như một thái độ sống mới.

“Cá cảm động là chìa khóa để con người được thư giãn, buông bỏ áp lực”, Massage Bear chia sẻ.

“Lý do tôi lười làm là kể cả có chăm chỉ hơn, tôi cũng chẳng bao giờ có cơ hội thăng chức ở công ty”, một người dùng Weibo viết và nhận được nhiều hưởng ứng.

Trên nhiều trang mạng xã hội, giới trẻ Trung Quốc còn thách thức nhau xem ai có thể trốn việc trong nhà vệ sinh nhiều nhất, dùng tốn giấy vệ sinh của công ty nhiều nhất và ăn quà vặt, ngủ trong giờ làm việc nhiều nhất.

Trào lưu “cá cảm động” đối chọi trực tiếp với văn hóa làm việc “996” mà nhiều tỷ phú Trung Quốc, trong đó có cả Jack Ma, đang khuyến khích giới trẻ.

Văn hóa “996” yêu cầu một người làm việc từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, liên tục duy trì 6 ngày trong một tuần.

Tháng 12 năm ngoái, một nhân viên của tập đoàn thương mại điện tử Pinduoduo đã tử vong khi làm việc quá sức đến nửa đêm. Đầu tháng 1 năm nay, một kỹ sư của Pinduoduo tự tử vì áp lực công việc.

Wang Taixu – kỹ sư của Pinduoduo – vừa bị sa thải vì đăng ảnh xe cứu thương đến đưa đồng nghiệp nhập viện vì làm việc quá sức lên mạng xã hội.

“Một chiến binh đã ngã xuống”, Wang viết dưới bức ảnh.

Giới trẻ Trung Quốc ủng hộ phong trào lười lao động, phản đối làm việc theo văn hóa “996” (ảnh: Guardian)

Giới trẻ Trung Quốc ủng hộ phong trào lười lao động, phản đối làm việc theo văn hóa “996” (ảnh: Guardian)

Truyền thông Trung Quốc đưa tin, ủng hộ văn hóa “996”, một số công ty Trung Quốc đã phạt tiền nhân viên gọi điện thoại riêng trong giờ, thậm chí lắp đặt thiết bị phá sóng di động trong nhà vệ sinh để ngăn nhân viên sử dụng điện thoại.

“Không phải tôi không làm tốt việc của mình, nhưng các ông chủ đã quá tham lam. Chúng tôi sẽ chống lại 996 bằng phong trào mới này. Chúng tôi nói không với môi trường làm việc độc đoán, khắc nghiệt”, một người dùng Weibo bình luận.

“Phong trào ‘cá cảm động’ ngày càng thu hút giới trẻ vì họ không được cấp trên lắng nghe”, Suji Yan – giám đốc 25 tuổi đang điều hành một công ty công nghệ ở Trung Quốc – nhận xét.

Yan nói ông hiểu những áp lực về sản lượng đối với một công ty, nhưng không đồng ý khi nhiều nhà quản lý thúc ép người lao động làm việc quá sức.

“Cá cảm động là phong trào phản kháng hiệu quả và an toàn. Tôi nghĩ thế hệ doanh nhân trẻ ở Trung Quốc sẽ có những cách quản lý công ty nhân văn hơn. Không nên tạo ra áp lực để giết chết nhân viên của mình”, Yan nói.

Nguồn: [Link nguồn]

Quốc gia châu Âu ban hành luật cho gà có quyền gáy, bò được kêu

Tiếng gà trống gáy, bò kêu của vùng nông thôn từ nay sẽ được coi như “di sản quốc gia” và được pháp luật nước...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam - The Guardian ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN