Vì sao du khách Trung Quốc trở thành “nỗi ám ảnh” toàn cầu?
Nếu tìm kiếm cụm từ “du khách Trung Quốc” trên Google, người xem có thể dễ dàng tìm thấy hàng loạt bài viết mô tả họ là “quá ồn ào”, “quá thô lỗ” hay chỉ đơn giản là “những du khách tồi tệ nhất”.
Hành vi "kém văn minh" của một số du khách Trung Quốc. Ảnh: Weibo
Phá hoại đền cổ, xô xát với tiếp viên hàng không hay những cuộc cãi vã không cần thiết với giới thực thi luật…là những hành vi phổ biến của du khách Trung Quốc thường được truyền thông đưa tin, ngay cả truyền thông trong nước.
Báo chí Trung Quốc gần đây công khai chỉ trích du khách nước nhà là "ngang ngược" hay "thiếu văn minh" và chính phủ của họ cũng đã cấm một số đối tượng đi du lịch.
Tại sao "du khách Trung Quốc" lại "tai tiếng" đến vậy? Dưới đây là ý kiến của một số chuyên gia.
Du lịch nước ngoài vẫn còn khá mới mẻ với người dân Trung Quốc
Hầu hết người dân Trung Quốc chưa bao giờ xuất ngoại. Tính đến 2001, 98% dân số Trung Quốc không sở hữu hộ chiếu và đến thời điểm hiện tại, con số này là 90% - theo bà Wendy Min, người phát ngôn của một trong những Công ty du lịch lớn nhất Trung Quốc Ctrip .
Ngày nay, số lượng du khách Trung Quốc xuất ngoại lần đầu vẫn tiếp tục gia tăng và con số này sẽ tăng từ 160 triệu người của năm 2018 thành 400 triệu người trong năm 2030, theo ước tính của Tổ chức Du lịch Nước ngoài Trung Quốc (COTRI).
Du khách Trung Quốc thường đi theo nhóm đông
Đầu năm nay, người dân Hồng Kông kêu gọi chính quyền hạn chế du khách đến từ Trung Quốc vì quá đông đúc. Theo người dân Hồng Kông, lượng du khách đại lục ồ ạt đổ về đặc khu – 51 triệu người hồi năm ngoái – đã gây ra nhiều vấn đề, như ùn tắc.
Không chỉ riêng Hồng Kông, nhiều địa danh ở Đông Nam Á, châu Âu và thậm chí là Trung Quốc cũng đang than phiền vì lượng khách Trung Quốc "quá tải".
Trong suốt 2 thập kỷ qua, phương pháp du lịch được du khách Trung Quốc ưa chuộng là mua tour theo nhóm. Điều này đôi khi có thể làm trầm trọng thêm vấn đề ở những địa danh không phù hợp với các nhóm đông đúc.
Chẳng hạn như, hồi năm ngoái ở TP Cambridge – Anh, cư dân địa phương buộc phải kêu gọi chính quyền giới hạn quy mô của các nhóm du khách Trung Quốc vì tình trạng tắc nghẽn gia tăng.
Du khách Trung Quốc thường đi du lịch theo nhóm đông. Ảnh: Reuters
Du khách Trung Quốc không phải là nhóm đầu tiên bị gán mác "không mong muốn"
Cách đây chưa quá lâu, du khách Mỹ từng bị mô tả là "người Mỹ xấu xí" vì những hành vi tồi tệ và thói kiêu ngạo của họ. Du khách Anh cũng từng bị liệt vào nhóm "tồi tệ nhất" trong những năm 2000 vì sự "ồn ào" cũng như thói rượu chè bê tha của họ.
Như vậy để thấy, "danh hiệu" du khách tồi tệ nhất đã được chuyển từ nhóm này sang nhóm khác và hiện thuộc về du khách Trung Quốc.
Và quan trọng, không phải du khách Anh nào cũng là "ma men", không phải du khách Mỹ nào cũng kiêu ngạo và không phải du khách Trung Quốc nào cũng "tồi tệ".
"Phần lớn du khách Trung Quốc lịch sự, những người xuất hiện trên truyền thông chỉ là các trường hợp ngoại lệ" – bà Emily Cheung, nhà sáng lập Công ty du lịch STW Innovation (Trung Quốc), chia sẻ.
Cũng theo bà Cheung mọi thứ đang thay đổi theo chiều hướng tích cực khi người dân Trung Quốc, đặc biệt là giới trẻ, đang thay đổi nhận thức và họ đang có xu hướng đi du lịch tự túc thay vì đi theo tour.
Giới trẻ Trung Quốc ngày càng có xu hướng đi du lịch một mình, thay vì theo tour. Ảnh: Reuters
Trong tương lai, sẽ có tận 2 nước tại châu Á vươn lên thay thế Trung Quốc để trở thành động lực của sự tăng trưởng...