Vì sao đến nay người Triều Tiên vẫn ghét cay đắng Mỹ?

Hơn 60 năm chiến tranh lùi xa nhưng người Triều Tiên vẫn còn nguyên sự thù ghét nước Mỹ như ngày đầu.

Vì sao đến nay người Triều Tiên vẫn ghét cay đắng Mỹ? - 1

Binh sĩ Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên.

Nút “Tạm dừng” đã được ấn cách đây 64 năm sau khi Nội chiến trên bán đảo Triều Tiên diễn ra. Di sản của sự đối đầu này vẫn còn lại tới ngày nay.

Cuộc chiến tranh 3 năm đẫm máu khiến hàng triệu người chết và đẩy hàng chục triệu người khác vào cảnh lầm than. “Chúng tôi tới Triều Tiên, tham gia trận chiến và đốt phá gần như mọi ngôi làng của người Triều Tiên”, cựu chỉ huy không quân Mỹ Curtis LeMay, nói năm 1988.

Vì sao đến nay người Triều Tiên vẫn ghét cay đắng Mỹ? - 2

Bà mẹ Triều Tiên ôm con sau một trận càn.

Ở thời điểm hiệp định ngừng bắn được kí kết năm 1953, hơn 1,3 triệu dân thường và binh sĩ Triều Tiên thiệt mạng, theo số liệu của Không quân Mỹ. Hàn Quốc mất 3 triệu dân thường và 22 vạn lính, tương đương 1/10 dân số.

Tướng Douglas MacArthur, người sau này là tổng chỉ huy liên quân Mỹ ở Thái Bình Dương, nói rằng ông chưa bao giờ chứng kiến sự phá hủy nào ghê gớm tới vậy. “Tôi rúm ró vì sợ hãi và không thể diễn tả sự khủng khiếp đó bằng ngôn từ. Tôi chưa bao giờ nhìn thấy nhiều máu và xác người tới vậy. Khi rời khỏi Triều Tiên, bụng tôi vẫn cuộn lên vì sợ hãi”, tướng Doughlas nói.

Vì sao đến nay người Triều Tiên vẫn ghét cay đắng Mỹ? - 3

Cuộc chiến Triều Tiên khiến hàng triệu người thiệt mạng.

Sau cuộc chiến, người Mỹ và người Trung Quốc về nhà, bỏ lại mảnh đất tan hoang của người Triều Tiên. Toàn bộ cơ sở hạ tầng bị phá hủy. Làng mạc, thị trấn tiêu điều. Mọi thứ đổ nát tan hoang.

"Tội lỗi của người Mỹ"

Vì sao đến nay người Triều Tiên vẫn ghét cay đắng Mỹ? - 4

Tranh cổ động của Triều Tiên.

Với người Triều Tiên, sự phá hủy còn khủng khiếp hơn như vậy. Đây là cuộc xung đột quân sự đầu tiên Mỹ sử dụng chiến lược rải thảm bom đạn quy mô lớn. Máy bay Mỹ đã trút 635.000 tấn bom xuống Triều Tiên, trong đó có 32.000 tấn bom cháy napalm.

Nỗi sợ hãi trước màn rải thảm của máy bay Mỹ trở thành hình tượng chính cho Bình Nhưỡng tuyên truyền tới người dân. “Vụ ném bom được xem là tội lỗi của người Mỹ và xuất hiện trên rất nhiều các bức tranh tuyên truyền ở Triều Tiên”, Robert Kelly, giáo sư ngành khoa học chính trị, đại học Pusan (Hàn Quốc), nói. “Đây là công cụ chính trị để Bình Nhưỡng sử dụng trong tình thế nguy ngập lúc bấy giờ”.

Biển máu

Vì sao đến nay người Triều Tiên vẫn ghét cay đắng Mỹ? - 5

Người Triều Tiên đổ ra đường biểu tình phản đối Mỹ.

Hầu hết các sử gia nói rằng cuộc chiến diễn ra khi Triều Tiên tấn công Hàn Quốc. Dù vậy ở Triều Tiên, học sinh được giáo dục rằng chính quân Mỹ phát động chiến tranh.

Trẻ em Triều Tiên từ nhỏ đã vẽ những bức tranh với kẻ thù là nước Mỹ. Truyền thông đăng tải video nước Mỹ ngập chìm trong biển lửa. Ngày kỉ niệm chiến tranh Triều Tiên được gọi là “thời điểm chống lại đế quốc Mỹ”.

Nhà lập quốc Kim Nhật Thành được xem là người dẫn dắt dân tộc Triều Tiên vượt qua khó khăn và đạt được nhiều thành tựu phi thường. Ông đã tạo ra hệ tư tưởng Juche (tự cường) và giải phóng bán đảo Triều Tiên khỏi sự đô hộ của phát xít Nhật Bản.

Vì sao đến nay người Triều Tiên vẫn ghét cay đắng Mỹ? - 6

Tranh vẽ của một học sinh Triều Tiên với nội dung chống Mỹ.

Mọi bài thơ, tranh ảnh đều ca ngợi ông Kim Nhật Thành. Vở kịch mang tên “Biển máu” kể lại câu chuyện một người nông dân nghèo tham gia kháng chiến chống Nhật. Anh bị giết hại nhưng vợ của anh đã tiếp tục chiến đấu và tiêu diệt phát xít.

Theo giới phân tích phương Tây, vở kịch này được người dân Triều Tiên tiếp nhận nồng nhiệt. Tư tưởng Juche đã được ghim chặt vào tâm trí người Triều Tiên từ năm 1950 tới nay và khiến toàn bộ người dân đều chung tư tưởng thù ghét nước Mỹ.

Triều Tiên công bố hình ảnh chưa từng có về tên lửa

190 hình ảnh chưa từng được công bố đã được các nhà phân tích phương Tây chỉ ra trong video giới thiệu chương trình...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quang Minh - CNN ([Tên nguồn])
Tin tức Triều Tiên Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN