Vì sao danh tính người nhiễm Covid-19 không được công bố ở Mỹ?

Dịch Covid-19 đang lây lan tới một nửa các bang ở Mỹ khiến giới chức Mỹ làm tất cả những gì có thể để khoanh vùng nguy hiểm, cung cấp sự hỗ trợ khẩn cấp.

Theo USA Today, có một điều mà giới chức và truyền thông Mỹ hạn chế đề cập đến, đó là danh tính những người nhiễm Covid-19, dù họ còn sống hay đã chết.

Tính đến ngày 6.3, Mỹ ghi nhận hơn 300 ca nhiễm Covid-19 và 17 ca tử vong.

Đó là bởi vì các chuyên gia về y tế công cộng và đạo đức sinh học nói rằng ngoài việc giúp đỡ xã hội, quyết định tiết lộ danh tính của những người nhiễm Covid 19, dù còn sống hay đã chết, sẽ là thảm họa của sự phân biệt và kì thị.

“Nhiệm vụ của bác sĩ là chữa bệnh, không phải phân biệt người này với người khác”, Jeffrey Kahn, giám đốc của Viện đạo đức sinh học Johns Hopkins Berman ở bang Maryland, nói. “Dù là HIV, giang mai, virus Corona hay bệnh nào khác, người bệnh sẽ không đến khám nếu họ cảm thấy không yên tâm với bác sĩ”.

Kahn nhắc đến Lời thề Hippocrates, trong đó nêu rõ ràng rằng bác sĩ sẽ tôn trọng sự riêng tư của bệnh nhân và những vấn đề của họ không nên được tiết lộ cho cả thế giới.

Theo Đạo luật về trách nhiệm giải trình và bảo hiểm y tế (HIPAA) năm 1996, hồ sơ sức khỏe của một cá nhân không được công bố ngay cả khi họ đã qua đời. Điều đó nghĩa là công bố tên của người bệnh nhiễm Covid-19 là vi phạm quy định.

Danh tính của người nhiễm Covid-19 hiện không được công bố ở Mỹ.

Danh tính của người nhiễm Covid-19 hiện không được công bố ở Mỹ.

Người phát ngôn Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ, Placer Katie Combs Prichard nói về nguyên tắc này. “HIPPA yêu cầu chúng tôi phải giữ bí mật và chúng tôi chỉ công bố thông tin cần thiết để bảo đảm sức khỏe cộng đồng”, Combs Prichard nói.

Ví dụ như tại một hạt ở bang California, bệnh nhân nhiễm Covid-19 được mô tả là “người già có bệnh tiền sử về bệnh lý”. “Chúng tôi không cảm thấy cần công bố thêm thông tin và đảm bảo rằng điều tra kỹ lưỡng những người tiếp xúc gần và liên quan với bệnh nhân”, Combs Prichard nói thêm.

Claire Wheeler, giáo sư sức khỏe cộng đồng tại Đại học bang Portland, nói việc giữ kín danh tính bệnh nhân không phải lúc nào cũng được tuân thủ. Các quan chức và nhân viên y tế có thể tuân thủ quy định, nhưng không thể ngăn những người được nhân viên y tế liên lạc chia sẻ các thông tin lên mạng xã hội.

Quan chức y tế địa phương ở Mỹ trả lời câu hỏi về những ca tử vong mới.

Quan chức y tế địa phương ở Mỹ trả lời câu hỏi về những ca tử vong mới.

Các thông tin như vậy nếu được chia sẻ lên mạng xã hội sẽ là “không tốt với người bệnh”, Wheeler nói. “Chuyện gì xảy ra nếu họ mất việc?” Wheeler đặt giả thuyết.

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh số người nhiễm Covid-19 đang tiếp tục tăng ở Mỹ, các chuyên gia khuyến khích mọi người để tự bảo vệ bản thân, rửa tay thường xuyên, tránh tiếp xúc đông người và ít quan tâm hơn đến danh tính cụ thể của những người bệnh.

“Mọi người có thể sẽ phản ứng giống như cúm mùa ảnh hưởng đến 32 triệu người Mỹ và khiến 18.000 người chết trong mùa cúm năm nay. Bảo vệ bản thân mới là ưu tiên hàng đầu”, Stephen Latham, giám đốc Trung tâm Y tế liên ngành Đại học Yale, bang Connecticut, nói.

“Vào những ngày đầu bùng phát virus Corona, người dân Mỹ có thể kì thị người Trung Quốc, món ăn, hay nhà hàng Trung Quốc. Nhưng giờ thì không như vậy, ai cũng có thể nhiễm virus, bất kể họ là ai”, Latham nhấn mạnh.

Quy định giữ kín thông tin cá nhân của người bệnh cũng có ở nhiều nước khác. Điển hình là ở Hàn Quốc, mặc dù nhiều người biết về "bệnh nhân thứ 31" như một trường hợp "siêu lây nhiễm", nhưng cho đến nay, người ta vẫn không hề biết tới danh tính của người đàn bà này.

Bác sĩ tiết lộ về ca nhiễm Covid-19 đầu tiên ở Mỹ

Bác sĩ Mỹ nhớ lại những ngày điều trị cho bệnh nhân đầu tiên nhiễm Covid-19 ở Mỹ và kể từ đó mọi chuyện “đã...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - USA Today ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN