Vì sao Covid-19 vẫn lây lan mạnh trong nắng nóng?

Nhiều quốc gia trải qua những ngày mùa hè nắng nóng trên thế giới hiện nay vẫn ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 ở mức cao, trái với quan niệm rằng dịch chỉ lây lan mạnh trong mùa đông. Mời độc giả cùng trả lời câu hỏi bằng cách nhấn vào nút màu xanh. Câu trả lời chính thức sẽ có vào lúc 15h.

CÂU TRẢ LỜI CHÍNH XÁC

Ở giai đoạn đầu dịch Covid-19, virus SARS-CoV-2 được cho là có tính mùa giống như cúm, lây lan mạnh vào mùa đông và giảm bớt vào mùa nắng nóng.

Tuy nhiên, khi dịch lây lan nhanh và mạnh hơn với sự xuất hiện của các biến chủng nguy hiểm, quan niệm trên không còn chính xác. Các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm không trực tiếp quyết định sự lây lan của virus mà phụ thuộc vào hành vi của con người.

Theo hướng dẫn đăng tải trên website chính thức, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẳng định bất kì ai cũng có thể nhiễm Covid-19, dù là ở trong môi trường nắng nóng đến mức nào.

Nắng nóng mùa hè không làm bất hoạt virus SARS-CoV-2 mà thậm chí còn gián tiếp khiến virus lây lan nhanh hơn, đặc biệt là ở Nga, Albert Rizvanov, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lâm sàng về Y học tại Đại học Liên bang Kazan, người đứng đầu nhóm nghiên cứu phát triển vaciccine, nói với hãng thông tấn TASS.

“Nhiệt độ thấp giúp tăng khả năng sống sót của virus. Khi nhiệt độ không khí tăng, virus trở nên mất ổn định nhưng sự khác biệt là không quá lớn. Bên cạnh đó, virus chủ yếu lây nhiễm qua không khí và tiếp xúc trực tiếp. Virus lây truyền qua những con đường này một cách rất nhanh, chưa đủ để bị vô hiệu hóa ngoài trời nắng nóng”, Rizvanov nói.

Theo báo Mỹ Wall Street Journal (WSJ), mùa hè đến đặt ra mối lo ngại lây nhiễm Covid-19 ở những bang có khí hậu nóng và tỉ lệ tiêm vaccine thấp. Đó là vì mọi người có xu hướng tập trung trong các khu vực khép kín và bật máy lạnh.

Linsey Marr, giáo sư kỹ thuật tại Virginia Tech, người tìm hiểu về khả năng sống sót của virus trong các điều kiện nhiệt độ và độ ẩm khác nhau, nói: “Mùa hè năm ngoái, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều ổ dịch Covid-19 ở những bang có người dân thường xuyên bật điều hòa nhiệt độ”.

Trong khi đó, môi trường thoáng khí, thông gió tốt giúp giảm đáng kể nguy cơ lây nhiễm. Theo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Tạp chí Bệnh truyền nhiễm ở Mỹ hồi tháng 2, tỉ lệ lây nhiễm virus SARS-CoV-2 trong phòng kín tăng gấp 19 lần so với ngoài trời.

Mời độc giả bấm vào đây để trả lời câu hỏi

TRẢ LỜI CỦA BẠN ĐỌC 24
Bác Sơn

Vấn đề vẫn là Khẩu trang - giãn cách- và sức đề kháng của cơ thể .Mùa hè nóng nực ngại đeo khẩu trang ,Thứ hai là mọi người thường tìm đến những nơi mát mẻ để trú ngụ nên không còn đảm bảo giãn cách XH Thứ ba trời nóng nực sức khỏe mọi người đều mệt mỏi sự tự đề kháng của cơ thể sút giảm nên viruts dễ xâm nhập còn cơ sở KH là sao nữa thì hổng có biết vậy thôi

Nguyễn Cao Anh

Do Nó tiến hoá siêu nhanh để thích ứng với mọi môi trường sống trên trái đất để lây lan .

Lê Minh Tây

Virus corona là 1 loại virus sống nhiều năm nó đã có khả năng sinh tồn ở cách môi trường khác nhau.

Hùng Trần

theo mình nghĩ thì nhiệt độ nó chỉ tính môi trường bên ngoài thôi,khi bạn tiếp xúc vs ng f0 thì lượng virut nó bắn ra cũng có giảm đi do thời tiết nắng nóng nhưng chắc chắn sẽ ko tiêu diệt hết đc,vì đó mà virut vẫn xâm nhập đc vì trong cơ thể chúng ta nhiệt độ vẫn ổn định và là môi trường rất tốt để chúng sinh sôi,thay vì trông chờ vào thời tiết thì chúng ta cố gắng thực hiện theo chỉ thị của tổ quốc đi,chỉ mong ng sắp tới sẽ đc tiêm chủng ngừa covid khoảng 50% dân số thôi là đc rồi

Nếu có câu hỏi cần giải đáp, mời độc giả gửi tại đây

Nguồn: [Link nguồn]

Virus SARS-Cov-2 lây truyền qua không khí như thế nào trong phòng ở, lớp học, quán bar?

Nguy cơ lây nhiễm Covid-19 ở mức cao nhất trong môi trường khép kín, nhưng có thể giảm đáng kể nếu được áp dụng các...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Hỏi - Đáp Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN