Vì sao công ty Trung Quốc ngừng bán UAV ở cả Nga lẫn Ukraine?

Việc nhà sản xuất máy bay không người lái (UAV) DJI của Trung Quốc thông báo đình chỉ hoạt động kinh doanh của họ tại cả Nga lẫn Ukraine nhằm tạo thế cân bằng giữa liên minh chiến lược với Nga với việc tuân thủ lệnh trừng phạt của phương Tây.

Việc nhà sản xuất máy bay không người lái (UAV) DJI của Trung Quốc (TQ) thông báo đình chỉ hoạt động kinh doanh của họ tại cả Nga lẫn Ukraine nhằm tạo thế cân bằng giữa liên minh chiến lược với Nga với việc tuân thủ lệnh trừng phạt của phương Tây.

Công ty lớn đầu tiên của Trung Quốc dừng hoạt động kinh doanh tại Nga và Ukraine

Theo trang Asia Times, hôm 26-4, công ty sản xuất máy bay không người lái (UAV) DJI của TQ thông báo công ty này sẽ đình chỉ tất cả các hoạt động kinh doanh tại Nga và Ukraine, trong khi chờ đánh giá nội bộ về các yêu cầu tuân thủ tại nhiều khu vực khác nhau. DIJ là nhà sản xuất UAV lớn nhất thế giới, có trụ sở tại TP Thâm Quyến (TQ).

UAV Mavic 3 của công ty DJI (Trung Quốc). Ảnh: DroneDJ / Facebook

UAV Mavic 3 của công ty DJI (Trung Quốc). Ảnh: DroneDJ / Facebook

Động thái này khiến cho DJI trở thành công ty lớn của TQ đầu tiên ngừng kinh doanh ở cả hai quốc gia đang chiến đấu chống nhau.

Phương Tây đã lên án và trừng phạt cuộc tấn công của Nga nhằm vào Ukraine, song TQ đến nay hầu như vẫn đứng bên lề mặc dù có liên minh với Moscow.

Trong một tuyên bố khác, DJI thông báo công ty không bán sản phẩm cho những khách hàng rõ ràng có kế hoạch sử dụng cho mục đích quân sự hoặc giúp sửa đổi chúng cho mục đích quân sự, và sẽ không bao giờ chấp nhận bất kỳ việc sử dụng sản phẩm của công ty này để gây hại.

Ngoài ra, trong một tuyên bố riêng lẻ, người phát ngôn của DJI tại châu Âu – bà Barbara Stelzner cho hay quan điểm của công ty là không đưa ra tuyên bố về bất kỳ quốc gia nào ngoại trừ ra tuyên bố về các quy tắc của công ty.

Bà Stelzner còn nói DJI không chấp nhận việc sử dụng UAV do công ty này sản xuất để gây hại, và DJI đang đình chỉ bán hàng ở Nga và Ukraine nhằm đảm bảo không bên nào sử dụng UAV của công ty trong cuộc chiến.

“Việc sử dụng vì mục đích như vậy là trái với các nguyên tắc của chúng tôi và có khả năng ảnh hưởng đến việc tuân thủ pháp luật. Đánh giá tuân thủ của chúng tôi bao gồm rất nhiều khía cạnh. Một trong số đó liên quan luật kiểm soát xuất khẩu hiện hành ở các quyền tài phán khác nhau” – bà Stelzner nói thêm.

Sản phẩm chính của DJI là các UAV cỡ nhỏ thường được sử dụng để quay phim và chụp ảnh trên không. Tuy vậy, UAV của công ty này được cả Nga và Ukraine sử dụng nhiều để trinh sát, phát hiện pháo, bắn tỉa và phục kích.

Binh sĩ Nga chuẩn bị phóng UAV Orlan-10 bằng máy phóng. Ảnh: TWITTER

Binh sĩ Nga chuẩn bị phóng UAV Orlan-10 bằng máy phóng. Ảnh: TWITTER

Tháng trước, Phó Thủ tướng Ukraine – ông Mykhailo Fedorov đã đăng hình ảnh về UAV Mavic 3 của DJI ở phía sau một xe tải. Ông Fedorov còn cho biết Ukraine đã mua 2.372 trực thăng bốn cánh quạt và 11 UAV quân sự với giá 6,8 triệu USD.

Aerorozvidka, một tổ chức xã hội dân sự ủng hộ quân đội Ukraine, được cho đã sử dụng các trực thăng bốn cánh quạt để truy tìm lực lượng Nga vào ban đêm trước khi ném bom bằng lựu đạn chống tăng từ UAV R18 nội địa.

Tương tự, lực lượng Nga đã và đang sử dụng UAV để phát hiện và phá hủy pháo và hệ thống phòng không của Ukraine.

Vì sao công ty TQ dừng bán UAV cho cả Nga và Ukraine?

Việc có nguy cơ hứng lệnh trừng phạt từ Mỹ và phương Tây có thể là một yếu tố khiến DJI quyết định đình chỉ hoạt động ở Nga và Ukraine. Các biện pháp trừng phạt có thể dẫn tới mất thêm nhiều lợi nhuận tại thị trường Mỹ và châu Âu đối với UAV của TQ.

Tuy nhiên, TQ từ chối chỉ trích Nga vì cuộc tấn công Ukraine và nhiều công ty TQ tại Nga đã chuyển sang các hoạt động kín đáo hoặc giảm thiểu quy mô doanh nghiệp thay vì đình chỉ hoàn toàn các hoạt động.

Nga vẫn là đối tác chiến lược hàng đầu của TQ vì mục tiêu cân bằng đối trọng Mỹ. Một nước Nga suy yếu do những thất bại quân sự tại Ukraine, bị cô lập bởi nền kinh tế quốc tế và suy giảm kinh tế sẽ không đem lại nhiều lợi ích cho TQ. Tuy nhiên, không rõ TQ sẽ hỗ trợ Nga ở mức độ nào với tình hình quân sự không mấy suôn sẻ với Moscow tại Ukraine.

Hỗ trợ Nga thông qua các lô hàng thiết bị quân sự công khai rất có thể sẽ dẫn đến các biện pháp trừng phạt và tổn thất danh tiếng đối với TQ. Dù vậy, bản chất không rõ ràng của các thiết bị lưỡng dụng như UAV, thiết bị bán dẫn và thiết bị liên lạc đến nay đã cho phép TQ hỗ trợ Nga mà không phải chịu lệnh trừng phạt nào từ Mỹ và phương Tây.

Lệnh trừng phạt và sự cô lập quốc tế có thể cũng thúc đẩy Nga gia tăng sự phụ thuộc vào TQ, làm dấy lên lo ngại Nga sẽ trở thành đối tác cấp dưới trong mối quan hệ chiến lược giữa hai nước.

Tình hình như vậy có thể buộc Nga phải xúc tiến các dự án trong nước về công nghệ quan trọng, song với tình hình kinh tế của Nga, nước này có lẽ không thể theo đuổi các mục tiêu của mình và tạo cho TQ đòn bẩy mới đối với Nga, đặc biệt là đối với ngành công nghiệp quân sự và tài nguyên thiên nhiên khổng lồ của nước này.

Cuối cùng, TQ tự coi mình là một bên đóng vai trò độc lập trong cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine. Cho dù đó là duy trì đối trọng với Mỹ ở châu Âu, duy trì khả năng tiếp cận các thị trường phương Tây béo bở hay củng cố vị trí ngày càng cao trong quan hệ đối tác chiến lược với Nga thì TQ được dự đoán duy trì thái độ trung lập có chọn lọc được thúc đẩy bởi lợi ích của riêng họ.

Quyết định của DJI về việc dừng bán UAV cho cả Nga và Ukraine đã làm rõ thêm điều đó.

Phương Tây giáng đòn vào các công ty vũ khí Nga, ngành công nghiệp quốc phòng TQ gặp thời?

Phương Tây giáng đòn vào các công ty vũ khí Nga, ngành công nghiệp quốc phòng TQ gặp thời?

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tri Túc ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN