Vì sao con người cảm thấy sợ bóng tối?
Mỗi người khi lớn lên ít nhiều đều trải qua nỗi sợ bóng tối. Đến khi trưởng thành, nỗi sợ này giảm dần nhưng không biến mất hoàn toàn. Vì sao con người lại hình thành nên nỗi sợ này? Mời độc giả cùng ấn vào nút màu xanh để trả lời. Câu trả lời chính thức sẽ có vào lúc 15h.
Nỗi sợ bóng tối là một đặc điểm tiến hóa mà con người tích lũy từ thời cổ đại, để tồn tại trước những mối đe dọa như kẻ săn mồi rình rập trong đêm.
“Sự sợ hãi ở đó để bảo vệ chúng ta khỏi những mối đe dọa”, Martin Antony, giáo sư tâm lý học tại Đại học Ryerson ở Toronto, nói trên CNN. “Nỗi sợ giúp chúng ta cảnh giác hơn với những nguy hiểm có thể xảy ra”.
“Trong bóng tối, năng lực thị giác của con người biến mất, không thể nhận biết ai hay thứ gì ở xung quanh. Chúng ta dựa vào thị giác để giúp bảo vệ khỏi những mối nguy hại. Nỗi sợ bóng tối là sự sợ hãi được chuẩn bị trước”, Antony nói thêm.
Nỗi sợ bóng tối về bản chất là sự sợ hãi về những điều chưa biết. Con người không thể nhìn thấy những gì đang diễn ra trong bóng tối. Kết hợp với trí tưởng tượng, con người nghĩ đến những điều tồi tệ có thể xảy ra.
Leatrice Eiseman, chuyên gia màu sắc, giám đốc điều hành Viện Màu Pantone, nói: “Màu sắc trong tự nhiên có ảnh hưởng rõ rệt đến tâm lý của con người. Ngay từ thuở ban đầu, chúng ta biết bóng tối gắn liền với màu đen, là màu có thể che giấu những thứ trước mắt, ngụy trang dưới vỏ bọc của bóng tối”.
Eiseman nói nỗi sợ bóng tối đã in sâu vào tiềm thức mỗi người khi còn nhỏ. Tuy nhiên, nhờ sự phát triển của công nghệ, con người giờ đây có thể dễ dàng bật một bóng đèn và tiếp tục cuộc sống về đêm, bà nói.
Ngày nay, con người không còn cảm thấy nỗi sợ bóng tối ở những nơi quen thuộc như trong nhà, trong phòng ngủ. Nhưng nỗi sợ đó có thể trở nên mạnh mẽ khi chỉ có một mình giữa nơi hoang vắng, theo CNN.
Mình ở ngoài sáng họ ở trong tối
Con người sợ bóng tối vì trong bóng tối con người không xác định được phương hướng.
Nỗi sợ hãi của con người khi đối diện với bóng tối vào ban đêm là do cơ chế phòng vệ tự nhiên của tổ tiên chúng ta khi họ phải đối mặt với nhiều mối nguy hiểm hơn vào ban đêm.
không nhìn thấy, không hiểu rõ, không xác định được vạn vật xung quanh nên sợ
vì trong tối người ta không rõ được mình phải đối diện với điều gì. không chỉ bóng tối mà con người còn sợ tất cả mọi thứ mà họ chưa xác định được hay chưa hiểu rõ. Ví dụ người ko bắt rắn thì sợ rắn, người ko bắt côn trùng thì sợ côn trùng, người ko biết buôn bán thì sợ buôn bán, thậm chí ngày trước người ta còn sợ cả cái thứ nước màu đỏ mà chả biết đó là cái gì =))
Sợ vì không nhìn đc rõ, vì trí tưởng tượng phong phú
Tối đi không nhìn thấy, sợ giẫm phải…!
Vì Mắt người không nhìn thấy...
vì cảm giác ghê ghê khi ở một mình
Nỗi sợ bóng tối vì cô độc , lạnh lẽo.
do đồng tử dãn, ánh sáng thay đổi sẽ khó phản ứng với các thay đổi xung quanh, nhất là những người bị cận thị. sự thay đổi dần hình thành các cung phản xạ. kết hợp với các sự kiện trùng lặp khi nghe với sự liên tưởng tạo ra những hình dung chưa chính xác gây tâm lý hỗn loạn. tại sao đứa trẻ không sợ tối nhưng càng lớn lại biết sợ
Vì tâm lý cả. Cứ thử nhắm mắt lại đi giữa ban ngày thì cũng sợ như thế cả. Ví dụ sợ ngã, sợ va chạm, ...
chắc là do khả năng phòng vệ tự nhiên
Sợ bóng tối là do bản năng hình thành từ khi loài người còn sinh sống trong tự nhiên kéo dài trong suốt quá trình tiến hóa, do trong bóng tối không thể xác định được các mối đe dọa từ các động vật ăn thịt như Hổ, báo, gấu, trăn....
Vì trong bóng tối con người cảm thấy lạc lỏng và mất an toàn.
vì bóng tối ẩn chứa nhiều nguy hiểm
Rất nhiều yếu tố chi phối, thứ nhất con người không có các giác quan cho phép quan sát hay cảm nhận trong bóng tối, trong bóng tối con người hoàn toàn mất phương hướng. Thứ hai do càng lớn lên con người càng tiếp nhận những thông tin và hình ảnh (từ tivi hay các phương tiện giải trí) từ đó hình thành tiềm thức rằng bóng tối là nguy hiểm. Trong bóng tối, con người rất dễ xuất hiện nhiều luồng suy nghĩ, tưởng tượng. Thông thường con người tư duy và phản xạ dựa nhiều vào thị giác, trong bóng tối thị giác không còn hiệu lực dẫn tới phản xạ kém đi rất nhiều.
bóng tối không nhìn thấy gì
Theo cơ chế của não bộ, khi mắt bạn không nhận được thông tin rõ ràng về mọi vật xung quanh (trong bóng đêm) thì não bộ sẽ kích hoạt tính năng liên tưởng mạnh mẽ nhất, tái tạo hình ảnh của mọi vật trong não và điều khiển nhận thông tin theo xu hướng thông tin của não bộ. Vì trong bóng đêm nên những hình ảnh về những thứ đáng sợ sẽ liên tục được liên tưởng tới, làm cho con người chúng ta sợ bóng tối.
Yên tĩnh và ko quan sát được mọi thư
Con người sợ bóng tối do bẩm sinh, do ám ảnh từ thế hệ tổ tiên với tục lệ mê tín .Thời hiện đại ngày nay thì ảnh hưởng lớn từ nền công nghiệp điện ảnh.
Đơn giản con người phản ứng một cách tự nhiên khi tai nghe, mắt thấy ,mũi ngửi và hình thành nghĩ suy trong não bộ , ngoài ra còn các giác quan khác. Bóng tối ảnh hưởng đến tất cả các giác quan trên nên dẫn tới não bộ và hình thành cảm giác sợ hãi là điều đương nhiên.
Con người không thấy gì trong bóng tối cả Khi nhìn thấy thì sẽ có chuẩn bị, đề phòng Khi không nhìn thấy, thì sẽ bất an, trở nên lo sợ
Đối với những người sợ bóng tối, hệ thống thần kinh giao cảm bị kích thích, như thể chuẩn bị cho điều gì đó khẩn cấp. Những phản ứng trên xảy ra ngay cả khi hoàn toàn không có nguy hiểm trước mắt. Ví dụ có người chỉ cần nghĩ đến bóng tối thôi cũng cảm thấy căng thẳng. Theo trang The Conversation, nỗi bóng tối đến từ cả kinh nghiệm của con người cũng như yếu tố di truyền. Theo các nhà hành vi học, những nỗi sợ hãi và ám ảnh xảy ra theo cách gọi là điều kiện cổ điển. Còn quan điểm của các nhà tâm lý học tiến hóa, nỗi sợ hãi và ám ảnh có yếu tố bẩm sinh. Có nghĩa là, một người có thể cảm thấy sợ bóng tối ngay cả khi không có trải nghiệm bóng tối.
Vì trí tưởng tượng của con người. Và con người cũng luôn nghĩ mọi thứ bất ngờ đến với chúng ta từ bóng tối đều không tốt
Nguồn: [Link nguồn]Nguồn: [Link nguồn]
Không ít người ít nhiều đã từng cảm thấy tim đập loạn nhịp khi nhìn xuống từ những nơi rất cao. Nhưng đối với một...