Vì sao chuyện nguồn gốc virus SARS-CoV-2 "nóng" trở lại?

Một số nhà khoa học uy tín cho rằng, cần phải tìm hiểu một cách tường tận nguồn gốc của virus SARS-CoV-2, để sẵn sàng đối phó với những đại dịch mới trong tương lai.

Mỹ chưa chấp nhận kết quả điều tra nguồn gốc virus SARS-CoV-2 của WHO.

Mỹ chưa chấp nhận kết quả điều tra nguồn gốc virus SARS-CoV-2 của WHO.

Ngay cả khi đang là quốc gia tiến gần hơn bao giờ hết trong việc đánh bại đại dịch Covid-19, với hơn một nửa số dân được tiêm vaccine và những hạn chế dần được gỡ bỏ, Mỹ vẫn tích cực kêu gọi điều tra độc lập về nguồn gốc virus SARS-CoV-2, theo CNN.

"Chúng tôi chưa có đủ thông tin để kết luận về nguồn gốc virus SARS-CoV-2. Chúng tôi cần thêm dữ liệu. Chúng tôi cần một cuộc điều tra độc lập. Đó chính xác là những gì chúng tôi đang kêu gọi", Jen Psaki, thư ký báo chí Nhà Trắng, nói trong cuộc họp báo hôm 24.5.

Khởi đầu từ báo cáo tình báo của Mỹ

Giả thuyết virus SARS-CoV-2 rò rỉ từ phòng thí nghiệm một lần nữa nóng lên khi tờ Wall Street Journal (WSJ), trích dẫn báo cáo tình báo Mỹ, cho biết có 3 nhà khoa học tại Viện Virus học Vũ Hán nhập viện vào tháng 11.2019, một tháng trước khi đại dịch bùng phát.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Viện Virus học Vũ Hán đã lên tiếng bác bỏ báo cáo của tình báo Mỹ, cho rằng đó là thông tin không chính xác. Trung Quốc luôn bác bỏ giả thuyết cho rằng virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm.

Giả thuyết virus SARS-CoV-2 rò rỉ từ Viện Virus học Vũ Hán ban đầu bị hầu hết chuyên gia và quan chức y tế bác bỏ vì cho rằng đó là thuyết âm mưu. Nhưng một số nhà khoa học uy tín vẫn tiếp tục đặt câu hỏi về nguồn gốc thực sự của đại dịch đã gây ra cái chết của gần 3,5 triệu người trên toàn cầu.

Lối vào Viện Virus học Vũ Hán ở Trung Quốc.

Lối vào Viện Virus học Vũ Hán ở Trung Quốc.

Cố vấn của Tổ chức Y tế Thế giới, Jamie Metzl, người từng công tác trong chính quyền Tổng thống Mỹ Bill Clinton, nói giả thuyết virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm là có thể xảy ra, khi các nhà khoa học không ngừng tìm hiểu về virus với mục đích tốt đẹp là phát triển vaccine.

Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Mỹ, ngày 24.5 nói ông không hoàn toàn tin rằng virus phát triển một cách tự nhiên và hối thúc mở rộng điều tra.

Nói cách khác, nhiều nhà khoa học có uy tín trên thế giới cho rằng cần có thêm các cuộc điều tra về nguồn gốc virus SARS-CoV-2 mà trong đó, rò rỉ từ phòng thí nghiệm là một giả thuyết.

Chưa có kết luận thỏa đáng về nguồn gốc virus

Kết quả điều tra nguồn gốc virus SARS-CoV-2 do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và chính phủ Trung Quốc, công bố hồi tháng 3, đặt ra các khả năng mới về nguồn gốc của virus. Nhưng nghiên cứu chưa chứng minh được cách dịch bệnh phát triển, lây nhiễm từ dơi sang vật trung gian như tê tê rồi lây nhiễm sang người.

Báo cáo của WHO cho rằng, giả thuyết virus rò rỉ trong phòng thí nghiệm là "cực kỳ khó xảy ra", viện dẫn không có nhân viên nghiên cứu ở Viện Virus học Vũ Hán bị nhiễm virus trước thời điểm tháng 12.2019. Nhưng báo cáo tình báo của Mỹ cho rằng có 3 nhân viên bị ốm, dù không rõ các triệu chứng có giống với nhiễm Covid-19 hay không.

Ngay cả khi báo cáo được công bố, WHO vẫn kêu gọi tiếp tục điều tra và yêu cầu Trung Quốc cởi mở hơn trong việc cung cấp thông tin.

 Cần một quy trình minh bạch

Bác sĩ Anthony Fauci nói rằng, chưa thể chắc chắn về việc virus SARS-CoV-2 phát triển tự nhiên.

Bác sĩ Anthony Fauci nói rằng, chưa thể chắc chắn về việc virus SARS-CoV-2 phát triển tự nhiên.

"Chúng ta cần phải đi đến tận cùng vấn đề này, bất kể câu trả lời là gì. Chúng ta cần một quy trình hoàn toàn minh bạch từ Trung Quốc, cần WHO hỗ trợ vấn đề đó. Hiện tại, chúng tôi cảm thấy chưa có đủ những điều đó", Andy Slavitt, cố vấn cấp cao về Covid-19 của Nhà Trắng, trả lời trong cuộc họp báo ngày 25.5.

Theo Jamie Metzl, cố vấn của WHO, Trung Quốc đã không cảnh báo một cách đầy đủ cho thế giới về mức độ nguy hiểm của virus. “Giới chức Trung Quốc đổ lỗi cho vấn đề thu thập thông tin từ ổ dịch đầu tiên, ở chợ hải sản Vũ Hán, nhưng tôi không cho rằng là như vậy”, Metzl nói.

“Kết quả là dịch bệnh từ giống như một đốm lửa nhỏ, ban đầu lan tỏa khắp khu vực và cuối cùng là trên toàn cầu”, Metzl nói thêm.

Ngược lại, Trung Quốc cho rằng, Mỹ và phương Tây không chấp nhận kết quả điều tra dựa trên cơ sở khoa học của WHO mà chỉ cố gắng tìm cách liên hệ nguồn gốc virus SARS-CoV-2 với nước này. Truyền thông Trung Quốc cũng chỉ trích các tờ báo tên tuổi của truyền thông Mỹ như New York Times, Wall Street Journal (WSJ) vì luôn đăng các bài viết bày tỏ nghi ngờ vai trò của Trung Quốc trong đại dịch.

Cơ sở để đối phó với các đại dịch trong tương lai

Một nhóm các nhà khoa học hàng đầu chỉ trích kết luận của WHO, rằng Tổ chức Y tế Thế giới chưa thực sự nghiêm túc tìm hiểu về giả thuyết virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm.

“Chúng ta phải xem xét các giả thuyết về nguồn gốc virus cả ở trong tự nhiên và trong phòng thí nghiệm, cho đến khi có đầy đủ dữ liệu để loại trừ”, 18 nhà khoa học công tác tại các trường đại học và viện nghiên cứu ở Mỹ, đăng thông điệp trên tạp chí Science Magazine.

Bác sĩ Paul Offit, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Pennsylvania, nói trên CNN rằng, “khó có khả năng Viện Virus học Vũ Hán sửa đổi virus khiến nó lây lan nhanh hơn, nhưng chúng ta phải tìm hiểu tận gốc của vấn đề”.

Đó là vì thế giới cần chuẩn bị sẵn sàng đối phó với những đại dịch mới trong tương lai. “Theo như tôi được biết, đây là đại dịch thứ ba liên quan đến một chủng virus Corona trong 20 năm qua, ban đầu là dịch SARS, thứ hai là dịch MERS. Tôi nghĩ chúng ta chưa thể nào yên tâm được”.

Trung Quốc công bố phát hiện mới nhất về nguồn gốc virus SARS-CoV-2

Các nhà nghiên cứu thuộc Viện virus học Vũ Hán (WIV) và Học viện Khoa học Trung Quốc gần đây công bố các phát hiện mới...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - CNN ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN