Vì sao cảnh sát Mỹ luôn phải xả đạn không ngừng để hạ gục nghi phạm?

Cảnh sát Mỹ được huấn luyện để nổ súng bắn hạ nghi phạm nếu cảm thấy bị đe dọa và phải bắn liên tiếp không giới hạn cho đến khi nghi phạm bị hạ gục.

Jacob Blake bị hai cảnh sát bắn 7 phát đạn trúng người sau khi bước vào xe.

Jacob Blake bị hai cảnh sát bắn 7 phát đạn trúng người sau khi bước vào xe.

Theo CNN, vụ hai cảnh sát Mỹ bắn tới 7 phát đạn trúng người đàn ông da màu đang bước lên xe từ phía sau đã thổi bùng lên làn sóng biểu tình mới.

Vụ việc xảy ra ở thành phố Kenosha, bang Wisconsin. Hai cảnh sát đã bị tạm đình chỉ phục vụ điều tra. Người đàn ông da màu tên Jacob Blake bị liệt nửa người từ dưới thắt lưng trở xuống sau vụ nổ súng.

Sự việc thổi bùng lên tranh cãi ở Mỹ về việc cảnh sát có sử dụng vũ lực quá mức cần thiết hay không. Theo CNN, cảnh sát Mỹ luôn nắm rõ nguyên tắc phải nã đạn đến khi nghi phạm gục hoàn toàn, nếu phát hiện nghi phạm có hành động đe dọa đến tính mạng sỹ quan cảnh sát.

“Đó là điều họ được dạy trong quá trình bồi dưỡng nghiệp vụ”, Seth Stoughton, giáo sư Đại học Luật bang South Carolina, nói.

Cảnh sát phải nổ súng cho đến khi biết chắc rằng mục tiêu không còn có thể tạo ra mối đe dọa, ông Stoughton nói.

Cảnh sát phải bắn bao nhiêu phát đạn để “vô hiệu hóa mối đe dọa” còn tùy vào tình huống. “Có lúc xả đạn tới tấp là điều cần thiết. Có lúc cảnh sát đã sử dụng vũ lực quá mức”, ông Stoughton nói.

Theo giáo sư Stoughton, có một lưu ý là một khi cảnh sát đã nổ súng, họ được yêu cầu không dừng lại giữa chừng, không để cho nghi phạm có cơ hội kháng cự.

“Cảnh sát bắn bao nhiêu phát đạn không phải là vấn đề. Họ phải chứng minh được rằng có lý do để nổ súng, ví dụ như họ tin rằng nghi phạm sắp rút ra vũ khí đáp trả”, ông Stoughton nói.

Cảnh sát Mỹ được huấn luyện để nổ súng cho đến khi vô hiệu hóa mối đe dọa.

Cảnh sát Mỹ được huấn luyện để nổ súng cho đến khi vô hiệu hóa mối đe dọa.

Đánh giá cảnh sát có sử dụng vũ lực quá mức hay không là do tòa án phán xử.

Theo ông Stoughton, khi nhiều cảnh sát cùng nố súng vào nghi phạm, điều này sẽ tạo ra hiệu ứng gây nhầm lẫn. Cảnh sát không biết tiếng súng nổ là từ đồng đội hay từ phía nghi phạm, nên càng nã đạn mạnh hơn.

Trên thực tế, không phải cứ nổ súng là cảnh sát sẽ bắn trúng mục tiêu. Thống kê năm 2019 của cảnh sát Dallas cho biết, các sỹ quan có tỉ lệ bắn trúng mục tiêu khoảng 35%.

Trong tình huống khẩn cấp, các sỹ quan rơi vào tình trạng hết sức căng thẳng, nên không thể biết mình đã bắn bao nhiêu phát đạn.

“Một số sỹ quan nói rằng họ bắn 3-4 phát, nhưng kết quả khám nghiệm cho thấy họ bắn tới 10-11 phát”, ông Stoughton nói. “Nhiều người bóp cò trong tình trạng không thể kiểm soát, chỉ dừng lại khi bộ não nắm bắt được tình hình”.

Theo ông Stoughton, cảnh sát Mỹ đang quá lệ thuộc vào súng mà thiếu các kỹ năng khống chế nghi phạm bằng tay không. “Họ luôn coi sử dụng súng là giải pháp an toàn và nhanh gọn, nhưng điều đó có thể khiến nghi phạm mất mạng”, ông Stoughton nói.

Nguồn: [Link nguồn]

Khoảnh khắc tay súng Mỹ nã đạn xối xả vào cảnh sát tuần tra

Cảnh sát bang Indiana mới đây đã công bố đoạn video thu thập từ camera an ninh, quay cảnh tay súng bất ngờ dùng súng trường...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - CNN ([Tên nguồn])
Tin tức Mỹ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN