Lý do hình ảnh phi hành gia Mỹ đặt chân lên Mặt trăng không phải là giả

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Năm nay kỷ niệm tròn 50 năm ngày tàu vũ trụ Apollo 11 đưa con người đặt chân lên Mặt trăng và những tranh cãi liên quan đến sự kiện này vẫn chưa bao giờ lắng xuống.

Theo Live Science, ngay từ những năm 1970, nhiều chuyên gia, học giả đã đưa ra giả thuyết rằng màn đổ bộ, dạo bước trên Mặt trăng của cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) chỉ là dàn dựng.

Howard Berry, chuyên gia trong lĩnh vực phim ảnh và truyền hình tại Đại học Hertfordshire, Anh đã đưa ra quan điểm khác, rằng có một số cảnh quay phi hành gia Mỹ mà NASA muốn làm giả cũng không thể.

Chuyên gia Berry nói đoạn video phi hành gia đặt chân xuống bề mặt của Mặt trăng không thể bị làm giả vì chúng được quay bằng máy bay quay đặc biệt chỉ có 10 khung hình/giây, chứ k phải tiêu chuẩn 24-30 khung hình/giây như ở studio.

Có một số ý kiến cho rằng đoạn video phi hành gia đặt chân lên Mặt Trăng đã được làm chậm để tạo cảm giác là khu vực đó có trọng lực thấp.

Berry nói công nghệ quay phim ở thời điểm năm 1969 chưa thể tạo ra cả một đoạn phim làm chậm như những gì xuất hiện trong video.

Berry cho rằng, rất khó có khả năng NASA khi đó đã sở hữu công nghệ lưu giữ hình ảnh hiện đại để giúp cho việc làm chậm video trở nên dễ dàng hơn như ngày nay.

Bức ảnh phục dựng cảnh phi hành gia Mỹ dạo bước trên Mặt trăng ngày 20.6.1969.

Bức ảnh phục dựng cảnh phi hành gia Mỹ dạo bước trên Mặt trăng ngày 20.6.1969.

Hình ảnh lá cờ “tung bay” trên Mặt trăng khiến người ta nghi ngờ vì ở môi trường không có khí quyển, gió không thể tồn tại. Về vấn đề này, Berry nói lá cờ chỉ chuyển động ở thời điểm ban đầu khi phi hành gia cắm nó lên bề mặt của Mặt trăng.

Lá cờ sau đó hông hề chuyển động vì không còn có lực tác động. Nếu quay ở trong phim trường thì cũng không thể có gió, còn nếu ở sa mạc thì phải có hiện tượng sóng nhiệt, trong khi video của NASA không hề có dấu hiệu này, theo Berry.

Về vấn đề ánh sáng trong video trông như ánh đèn sân khấu, cái bóng cũng bất thường, Berry nói ánh sáng mà người xem nhìn thấy là từ Mặt trời.

Vì nguồn sáng quá xa và có cả ánh sáng phản chiếu trên Mặt đất nên cái bóng của các phi hành gia mới trông bất thường như vậy, theo Berry.

Vì sao nhiều người cho rằng phi hành gia Mỹ đặt chân lên Mặt trăng là giả mạo?

400.000 nhân viên và các cộng sự của NASA đã phải làm việc hết sức vất vả đưa tạo nên bước chân lịch sử của Neil...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Live Science ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN