Vì sao các biến chủng Covid-19 được đặt những cái tên "quái lạ"?

20H/501Y.V2, VOC 202012/02, B.1.351, B.1.1.7 là những cái tên giới khoa học quốc tế đặt cho các biến chủng Covid-19 được phát hiện ở Anh, Nam Phi. Nhiều người cho rằng nên sử dụng các từ như “kẻ hủy diệt”, “ác quỷ”… để đặt tên cho những biến chủng Covid-19 nguy hiểm. Tuy nhiên, đặt tên cho một biến chủng Covid-19 không hề đơn giản như vậy.

Đặt tên cho một biến chủng Covid-19 không phải điều dễ dàng (ảnh: NY Times)

Đặt tên cho một biến chủng Covid-19 không phải điều dễ dàng (ảnh: NY Times)

Theo New York Times, giới khoa học quy ước từng ký tự trong tên biến chủng Covid1-19 đều mang ý nghĩa riêng biệt.

Điều quan trọng là tên biến chủng phải được đặt sao cho dễ nhớ, ngắn gọn, ví dụ như B.1.351, B.1.1.7. Chỉ cần viết sai một dấu chấm, người ta sẽ hiểu lầm rằng bạn đang đề cập đến một chủng virus khác hoàn toàn.

Mặc dù Covid-19 khiến thế giới bất an, lo lắng, nhưng không thể dùng những cái tên như “kẻ hủy diệt”, “ác quỷ”… để gọi biến chủng của virus.

Điều này chỉ khiến nỗi lo thêm tồi tệ. Đặc biệt, biến chủng Covid-19 không được đặt tên gắn với khu vực địa lý hoặc tên người.

“Tên của biến chủng Covid-19 phải dễ phân biệt, dễ nhớ, hàm chứa thông tin, không được nhắc đến vị trí địa lý hoặc tên người. Việc đặt tên cho mỗi biến chủng của virus luôn là bài toán khó. Những cụm ký tự như 20H/501Y.V2, VOC 202012/02, B.1.351, B.1.1.7… nghe thì có vẻ kỳ quặc nhưng đều mang ý nghĩa riêng”, Emma Hodcroft – chuyên gia dịch tễ tại Đại học Bern (Thụy Sĩ) – nói.

Để đặt tên cho mỗi biến chủng Covid-19, WHO đã phải triệu tập một nhóm gồm hàng chục chuyên gia y tế.

Theo New York Times, việc đặt tên cho một dịch bệnh ngày nay phức tạp hơn thời xưa rất nhiều.

Ví dụ, bệnh giang mai (Syphilis) được đặt tên dựa trên một bài thơ cổ, sáng tác năm 1530. Nội dung bài thơ kể về một người chăn cừu Syphilus bị nguyền rủa bởi Apollo – vị thần nổi tiếng trong thần thoại Hy Lạp.

Những năm 1800, dịch tả truyền từ Ấn Độ sang châu Âu. Người ta lập tức gọi nó là “dịch tả Ấn Độ”.

Những năm 1918, nhiều người khắp thế giới khiếp sợ cái tên “cúm Tây Ban Nha”. Tuy nhiên, Tây Ban Nha chỉ là quốc gia đầu tiên công bố ca nhiễm chứ không phải nơi khởi phát đại dịch.

Chuyên gia khuyến cáo không nên gọi Covid-19 là “virus Trung Quốc” hay “virus Vũ Hán” (ảnh: NY Times)

Chuyên gia khuyến cáo không nên gọi Covid-19 là “virus Trung Quốc” hay “virus Vũ Hán” (ảnh: NY Times)

Đến năm 2015, WHO quy định việc đặt tên cho một bệnh, dịch bệnh phải tránh sử dụng tên khu vực địa lý hoặc tên người, loài vật. Đặc biệt là không sử dụng những từ gợi lên sự lo sợ thái quá.

Thông tin về gốc gác của một biến chủng Covid-19 được mã hóa bằng ký tự và số. Giới khoa học sẽ đặt tên cho từng biến chủng của virus.

Tuy nhiên, thông thường chỉ một số biến chủng dễ lây lan như B.1.1.7 phát hiện lần đầu tiên ở Anh hoặc biến chủng có thể kháng vắc xin như B.1.351 phát hiện đầu tiên ở Nam Phi là được công chúng chú ý.

Giới chuyên gia các nước có thể gọi biến chủng Covid-19 với những cái tên khác nhau, nhưng quyền quyết định cuối cùng vẫn thuộc về WHO.

Chuyên gia Emma Hodcroft cho rằng, việc mã hóa tên biến chủng Covid-19 như hiện nay vẫn chưa ổn vì khiến người dân khó ghi nhớ. Không ít người thích gọi Covi-19 là “virus Vũ Hán”, “virus Trung Quốc” hoặc gọi B.1.351, B.1.1.7 là “biến chủng Nam Phi”, “biến chủng Anh”.

“Nếu chúng ta không sớm tạo ra cách đặt tên sao cho dễ gọi, dễ viết, dễ nhớ, thì sớm muộn gì nhiều người cũng gọi Covid-19 và các biến chủng của virus bằng tên khu vực địa lý một cách tùy tiện”, bà Hodcroft lo ngại.

Nhóm điều tra WHO bất ngờ hủy công bố báo cáo sơ bộ về nguồn gốc Covid-19 ở TQ

Nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã hủy báo cáo sơ bộ về cuộc điều tra nguồn gốc dịch Covid-19 ở Trung...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – New York Times ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN