Vì sao cá mập sống được ở miệng núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới?

Theo các nhà nghiên cứu, cá mập có thể sống ở một trong những miệng núi lửa ngầm hoạt động mạnh nhất thế giới là do chúng sở hữu "giác quan thứ 6".

Cá mập sống dễ dàng trong miệng núi lửa đang hoạt động nhờ "giác quan thứ 6". Ảnh minh họa: Mirror

Cá mập sống dễ dàng trong miệng núi lửa đang hoạt động nhờ "giác quan thứ 6". Ảnh minh họa: Mirror

Sputnik hôm 9/8 dẫn tin từ bộ phim tài liệu "Sharkano", từ ghép của cá mập (Shark) và núi lửa (Volcano), cho hay, các nhà nghiên cứu đã tìm ra câu trả lời cho bí ẩn đại dương tồn tại nhiều năm nay về sự xuất hiện của cá mập tại một trong những ngọn núi lửa ngầm hoạt động mạnh nhất trên thế giới.

Chia sẻ với tờ 9News (Úc), tiến sĩ Michael Heithaus, nhà sinh thái học đại dương tham gia vào nghiên cứu sức hấp dẫn của núi lửa với cá mập, giải thích, cá mập có thể sống sót tại Kavachi, miệng núi lửa ngầm vẫn hoạt động, nhờ một bộ phận đặc biệt ở phần đầu (gần miệng) có tên gọi "Ampullae of Lorenzini" - được xem là "giác quan thứ 6" của  cá mập.

Tiến sĩ Heithaus lập luận rằng "giác quan thứ 6" của cá mập giúp chúng phát hiện những thay đổi của từ trường trên Trái đất và sẽ bơi đi trước khi núi lửa phun trào.

"Điều đó chứng tỏ cá mập có khả năng thích nghi tốt như thế nào. Những môi trường khắc nghiệt là thứ chúng có thể thích nghi dễ dàng, dù cho đó có là miệng núi lửa đang hoạt động hay ở độ sâu hàng nghìn mét", giáo sư Heithaus, tới từ Khoa khoa học sinh học tại Đại học quốc tế Florida (Mỹ), cho biết.

"Dường như, cá mập trong miệng núi lửa ngầm đã quen với việc đối phó với các vụ phun trào. Có thể, mọi người nghĩ sống trong các miệng núi lửa đang hoạt động là vô cùng nguy hiểm. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy cá mập có thể phát hiện các các cơn bão và lốc xoáy. Vì vậy, chúng cũng có thể phát hiện khi điều bất thường sắp xảy ra trong miệng núi lửa và bơi khỏi đó", giáo sư Heithaus nói thêm.

Cũng theo vị giáo sư tại Đại học quốc tế Florida, mối liên hệ giữa cá mập và núi lửa là rất rõ ràng dù các nghiên cứu vẫn chưa kết thúc. Dẫu vậy, giáo sư Heithaus không thể khẳng định chắc chắn lý do cá mập rất thích hoặc bị hấp dẫn bởi các miệng núi lửa.

"Nguyên nhân thực sự của việc cá mập thích sống trong miệng núi lửa vẫn chưa được xác định. Nó có thể là một nguyên nhân liên quan tới việc sinh sản hoặc các loài sinh vật biển (con mồi ưa thích) sống ở đó", ông Heithaus đặt giả thuyết.

Cá mập san hô và cá mập đầu búa lần đầu tiên được phát hiện tại miệng núi lửa Kavachi năm 2015 trong chuyến thám hiểm của nhóm nghiên cứu do Tiến sĩ Brennan Phillips dẫn đầu. Các nhà nghiên cứu không kỳ vọng gặp được bất kỳ sinh vật biển nào trong chuyến đi nên khi thấy cá mập sống tại đây, các nhà thám hiểm vô cùng sốc.

Giáo sư Heithaus, người đã nghiên cứu về cá mập trong 25 năm qua, tiếp tục nghiên cứu về thói quen của cá mập tại đảo Réunion, nơi có một ngọn núi lửa Piton de la Fournaise đang hoạt động. Cá mập tập trung ở đây với số lượng lớn khiến việc bơi lội trở nên nguy hiểm với người dân địa phương. Một số người tử vong vì bị cá mập tấn công.

Theo giáo sư Heithaus, tình trạng "vẩn đục" của vùng nước gần núi lửa có thể giải thích tại sao nơi này lại hấp dẫn những "sát thủ đại dương" đến vậy. Vùng nước đục khiến cá mập dễ săn mồi hơn nhờ khả năng "định vị" đặc biệt. Ngoài ra, ở gần khu vực núi lửa, cá mập sẽ tránh được việc bị con người săn bắt.

Nguồn: [Link nguồn]

Kinh ngạc cảnh cá mập trắng tung đòn sát thủ giết chết cá voi lưng gù to lớn gấp bội

Cá mập trắng lớn được coi là chúa tể đại dương bởi khả năng săn mồi cừ khôi, và cách nó hạ gục cá voi lưng gù...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - Sputnik ([Tên nguồn])
Bí ẩn khoa học Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN