Vì sao bầu trời lúc hoàng hôn có màu đỏ?
Hoàng hôn là một trong những thời điểm đẹp nhất trong ngày, khi bầu trời chuyển sang màu đỏ và cam đặc trưng. Vì sao có hiện tượng màu sắc như vậy khi Mặt trời nằm ở phía xa đường chân trời? Mời độc giả cùng trả lời câu hỏi bằng cách ấn vào nút màu xanh. Câu trả lời sẽ có vào lúc 15h.
Sự khác biệt về màu sắc xuất phát từ quãng đường mà tia sáng Mặt trời phải đi qua trước khi tới được mắt người, theo trang Treehugger.
Tia sáng thực chất là bức xạ điện từ có bước sóng nằm trong vùng quang phổ nhìn thấy được bằng mắt thường.
Ở thời điểm hoàng hôn, khi Mặt trời nằm ở phía đường chân trời, các tia sáng phải vượt qua lớp khí quyển dày hơn 30% so với thông thường, cũng như số lượng các hạt trong khí quyển lớn hơn.
Các bước sóng ngắn tạo ra màu tím và xanh bị phân tán, trong khi các bước sóng dài hơn mới tới được mắt người. Màu đỏ có bước sóng dài nhất trong quang phổ, vì vậy khi mặt trời nằm trên đường chân trời, bầu trời có màu đỏ rực.
Stephen Corfidi, nhà khí tượng của Cục Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), giải thích trên tạp chí National Geographic: “Chúng ta thường nghĩ các vật thể có màu sắc cố định. Ví dụ như bầu trời có màu xanh, chiếc bàn kia có màu nâu. Thực tế không phải như vậy”.
“Màu sắc của các vật thể mà chúng ta nhìn thấy phụ thuộc vào quãng đường đi của tia sáng phản chiếu vật thể đó tới mắt người. Sự thật là không có bất cứ vật thể nào có màu sắc tuyệt đối”.
do sự tán sắc khi ánh sáng đi qua bầu khí quyển trái đất
do hiện tượng tán xạ của ánh sáng trong khí quyển
Bầu khí quyển của trái đất có chứa nhiều hạt nhỏ như bụi, tro, phấn hoa, các chất khí và hơi nước, những thành phần này sẽ phản xạ và tán xạ ánh sáng mặt trời theo các hướng khác nhau trước khi đến mắt con người. Vì vậy, khi mặt trời lặn, bầu trời xuất hiện màu đỏ và màu cam đặc trưng vốn dĩ của nó!
Trong khoảng thời gian mặt trời nằm ở phần thấp trên đường chân trời, quãng đường các tia sáng mặt trời phải chiếu xuyên qua bầu khí quyển dài hơn 30% so với ban ngày. Những ánh sáng có bước sóng ngắn như tím và xanh da trời bị tán xạ nhiều, chỉ còn những ánh sáng có bước sóng dài hơn như vàng, da cam, đỏ ít bị tán xạ được truyền đến mắt người quan sát (màu đỏ là màu có bước sóng dài nhất trong quang phổ nhìn thấy được). Vì vậy, không chỉ hoàng hôn mà cả bình minh thì bầu trời xuất hiện màu đỏ và màu da cam
Dấu hiệu cho thấy thời tiết sẽ thay đổi cực đoan hoặc báo hiệu cho 1 ngày hoặc thời gian gần sẽ rất phức tạp về thời tiết (biến đổi khí hậu). /
Bầu trời khi hoàng hôn có màu đỏ hoặc cam là bới khi đó ánh sáng từ mặt trời tới mắt người quan sát xuyên qua lớp không khí gần mặt đất có rất nhiều bụi bẩn và hơi nước. Khi va vào các lớp bụi bẩn và hơi nước ánh sáng sẽ bị hấp thụ một phần và một phần bị tán xạ theo các phương khác nhau, phần còn lại truyền đến người quan sát. Như chúng ta đều biết ánh sáng trắng được tạo bởi vô số các ánh sáng đơn săc mà thành.Các tia sáng đơn sắc càng có bước sóng ngắn, năng lượng lớn càng bị tán xạ mạnh. Do đó trong dải tia sáng đơn sắc có bước sóng giảm dần; đỏ, vàng, dam cam, lục, lam, chàm, tím thì những tia sáng có bước sóng dài; đỏ, vàng, da cam tới mắt người quan sát nhiều nhất do đó khi hoàng hôn ta thấy bầu trờ đăc trưngj phía chân trời là màu đỏ vàng..
Như chúng ta biết thì bầu khí quyển Trái đất chứa rất nhiều hạt nhỏ, đặc biệt là nitơ (78,1%) và oxy (20,9%). Khi ánh sáng Mặt trời gồm 7 màu chiếu qua khí quyển, chúng sẽ va chạm phân tử khí nitơ và oxy, do thế nên ban ngày, ta sẽ thấy ánh sáng xanh và tím được tán xạ khắp bầu trời. Do đó, mà chúng ta thấy bầu trời có màu xanh. Còn khi hoàng hôn tới, ánh sáng Mặt trời phải đi qua 1 đoạn đường dài hơn trong khí quyển, nên những tia sáng xanh và tím bị tán xạ nhiều lần, và hầu hết không thể tới được mắt chúng ta => Do đó, ánh sáng vàng, cam ít bị tán xạ là có thể chiếu tới mắt người. Đó là lý do vì sao chúng ta thấy hoàng hôn có màu đỏ.
Bóng đè là tình trạng xảy ra ngay trước khi ngủ hoặc ngay khi thức giấc. Không ít người bị bóng đè lần đầu tỏ ra hoang...
Nguồn: [Link nguồn]Nguồn: [Link nguồn]