Vì sao "bám càng" máy bay dễ dẫn đến bi kịch thương tâm?
Thế giới từng có một thiếu niên sống sót khi trốn trong buồng càng máy bay suốt hành trình dài hơn 6.400 km, nhưng đó chỉ là số ít may mắn. Hầu hết các trường hợp "bám càng" máy bay không có được may mắn như vậy. Mời độc giả cùng trả lời câu hỏi bằng cách ấn vào phần màu xanh dưới ảnh. Câu trả lời sẽ có vào lúc 15h.
Theo CNN và BBC, "bám càng" máy bay dễ dẫn đến bi kịch thương tâm vì người bám càng sẽ phải đối mặt với vô số rủi ro trong hành trình bay như bị càng máy bay đập trúng, lạnh cóng, mất thính giác, ù tai hay hôn mê dẫn đến tử vong.
Buồng càng máy bay là khu vực thường được người "đi ké" máy bay lựa chọn để ẩn náu. Sau khi lẻn vào khu vực này, người "đi ké" có thể bị thương hoặc tử vong lúc máy bay thu càng vì buồng càng có ít không gian thừa. Ở một số loại máy bay, buồng càng thậm chí còn nhỏ hơn cả thùng ô tô.
Mọi chuyện càng tồi tệ hơn khi máy bay đạt tới độ cao lớn. Lượng oxy ở trên cao rất thấp và người "đi ké" có thể rơi vào tình trạng hôn mê:
- Ở độ cao gần 5.500 mét, người "bám càng" sẽ bị thiếu oxy dẫn tới run rẩy, chóng mặt và gặp các vấn đề về thị lực, thính lực.
- Ở độ cao khoảng 6.700 mét, người "đi ké" có thể rơi vào trạng thái hôn mê, mất ý thức.
Theo BBC, trong suốt chuyến bay, nhiệt độ bên ngoài có thể đột ngột giảm sâu xuống âm 63 độ C. Người trốn trong buồng càng có thể bị đông cứng hoặc hạ thân nhiệt.
Ngoài ra, lúc máy bay chuẩn bị hạ cánh, buồng càng sẽ mở cửa trong khi người "đi ké" không lường trước được điều này. Hậu quả có thể là cả tính mạng khi người đó rơi tự do từ độ cao lớn xuống đất.
Tốc độ gió, ma sát không khí rất lớn, không khí loãng, thiếu oxy và nhiệt độ bên ngoài máy bay dưới 0 độ C.
Khi đạt độ cao nhất định. Càng máy bay sẽ được thu lại điều này khiến người bám càng máy bay sẽ rơi xuống đất.
Máy bay hoạt động ở tốc độ cao. Áp lực không khí gây ra rất lớn. Vượt quá khả năng chịu đựng của con người.
Vì khi đạt đến 1 độ cao nhất định thì nhiệt độ rất thấp trong khoảng âm 30-40 độ vì vậy sẽ bị chết cóng, nếu may mắn k bị chết cóng thì cũng bị chết ngạt, vì càng lên cao không khí càng loãng.
Vì càng lên cao không khí càng loãng nên sẽ khó thở, mặt khác lên cao bao nhiêu thì lạnh bấy nhiêu nên tay chân cóng hết sẽ dẫn đến khó đu bám và cộng thêm tốc độ của máy bay rất cao dẫn đến mỏi tay và rơi xuống đất thôi!
- Hốc bánh xe chỉ đủ chỗ cho bộ càng xếp vào đấy. Nằm trong đó khi càng bánh xe xếp lại thì nguy cơ bị kẹp là quá lớn.
- Lên cao, nhiệt độ giảm nhiều, không khí loãng, khó sống lắm.
Khó bám vững vì tốc độ máy bay rất cao và không khí loãng.
Vì đơn giản là càng máy bay không phải chỗ để bám!
Có tiền trang bị bình oxy thì mua vé máy bay đi cho rồi chứ sao phải khổ như vậy, Nguyễn Vinh?
Trang bị nhiều áp ấm, áo giữ nhiệt và bình ô xy sẽ tăng khả năng sống sót.
Nếu nhiệt độ ở mặt đất là 20 độ C thì nhiệt độ ở 10.000m là -50 độ. Nồng độ oxy trong không khí ở 10.000 m là 6%. Còn máy bay có hệ thống nén khí thông qua động cơ cánh quạt nên cấp đủ oxy cho hành khách.
Cao độ của máy bay dân sự là khoảng 10 đến 11km, nhiệt độ bên ngoài máy bay khi ở cao độ ấy là khoảng -50 độ không khí loãng (ít Oxy). Như vậy bảo sao sống cho nổi, được vài trường hợp may mắn!
Cứ lên cao 1km thì nhiệt độ giảm -6,5 độ C. Áp suất giảm dần. Mật độ không khí giảm dần (loãng ra). Chính vì vậy làm cho điều kiện sống của con người trở nên khó khăn hơn ở dưới mặt đất.
Trên khoang của máy bay để đảm bảo điều kiện sống cho con người, người ta đã phải tăng áp suất và tăng nhiệt độ để tạo ra môi trường sống bình thường như ở dưới mặt đất. Chính vì vậy nếu người chỉ bám trong khoang càng sẽ có thể bị chết cóng hoặc chết vì khó thở....
Chênh lệch áp suất khí quyển đột ngột kéo theo chênh lệch nhiệt độ. Chưa kể việc bị rơi khỏi máy bay do không thể bám chắc. Sống sót chỉ là hy hữu.
Nhiệt độ trên độ cao mà máy bay bay ở chế độ tự động thường rất lạnh, các khu vực khác nhau thì nhiệt độ, áp suất khác nhau. Lực ma sát do tốc độ cao với không khí cũng là vấn đề. Nói chung ở điều kiện không được bảo hộ thì con người khó có thể sống sót hoặc làm chủ bản thân khi ở môi trường mà máy bay đang bay!
Độ cao có liên quan đến hiện tượng giảm dần áp suất khí quyển, nhiệt độ không khí và độ ẩm. Giảm áp suất khí quyển dẫn đến tình trạng loãng oxy trong không khí, gây ra thiếu oxy trong mô. Cơ thể con người phải thích nghi bằng nhiều phản ứng sinh lý khác nhau để giúp duy trì nồng độ oxy mô, tăng thông khí phế nang, cung lượng tim, kích thước hồng cầu, khả năng mang oxy của tế bào hồng cầu và các phản ứng chuyển hóa khác ở cấp độ vi mô tế bào.
Theo thống kê thì độ cao của máy bay chở khách thường là từ 10.000 đến 12.800m; không thể tưởng tượng được mức độ ảnh hưởng của độ cao này tới sức chịu đựng của con người. Mặt khác, ngoài độ cao kinh khủng người bám càng máy bay còn phải chịu một tốc độ bay kinh hoàng lên tới 640 - 965 km/h. Hãy tưởng tượng di chuyển ko đồ bảo hộ với tốc độ 200km/h đã hồn bay phách tán thế nào rồi; vậy mà ở đây… (hãy tự tưởng tượng)
1. Mỏi tay chân 2. Nhiệt độ 3. Áp suất khí quyển 4. Mệt mỏi
1- Gió quá lớn dễ hất văng ra khỏi máy bay trong quá trình cất cánh
2- Sau khi trụ được lên cao thì nhiệt độ ở độ cao 10.000m khoảng -50 độ C, với gió mạnh rất dễ chết cóng
3- Nếu không chết cóng, nồng độ oxy ở 10,000m rất thấp cộng với nhiệt độ thấp sẽ bất tỉnh và rớt ra khỏi máy bay. Trường hợp không rơi ra ngoài thì cũng thiếu oxy mà chết Các loại máy bay nhỏ bay dưới 5,000m thì khả năng sống sót sẽ cao hơn.
Bị gió thổi, thiếu oxy.
Chắc chắn chết vì khi lên cao sẽ thiếu oxy và nhiệt độ xuống thấp.
Bị biến dạng
Càng máy bay sử dụng thuỷ lực để thu càng và trong buồng càng sẽ không có chỗ trống vì vậy nếu một người ở trong buồng càng thì sẽ bị ép chết bởi lực ép khi thu càng. Một lý do nữa là càng lên cao thì nhiệt độ càng giảm, vì vậy bạn cũng không thể sống khi máy bay đang bay ở độ cao 11.000 mét.
Lên cao lạnh và khó thở hơn!
Tôi thấy bay lên cao có vấn đề gì đâu? Đầy người vẫn đi máy bay đấy thôi?
99.9% là chết!
Việc lựa chọn trang phục thi đấu đang gây chú ý ở Olympic Tokyo khi một số người không muốn mặc bikini để phản đối...
Nguồn: [Link nguồn]Nguồn: [Link nguồn]