Vì sao Ba Lan "thất vọng" về Đức sau khi hỗ trợ xe tăng cho Ukraine?

Tổng thống Ba Lan cáo buộc Đức vi phạm thỏa thuận thay thế số xe tăng mà Warsaw đã hỗ trợ cho Kiev. 

Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda tỏ ra "thất vọng" vì Berlin không giữ lời hứa với Warsaw. Ảnh: Reuters

Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda tỏ ra "thất vọng" vì Berlin không giữ lời hứa với Warsaw. Ảnh: Reuters

Phát biểu với tờ báo Đức Die Welt hôm 24/5 bên lề Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở thị trấn Davos, Thụy Sĩ, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda bày tỏ sự "thất vọng" khi Đức không giữ đúng cam kết cung cấp xe tăng chiến đấu cho Ba Lan. Những xe tăng này là để thay thế số xe tăng mà Warsaw đã gửi cho Ukraine. 

"Ba Lan chấp nhận làm suy yếu tiềm lực quân sự để hỗ trợ cho Kiev một lượng lớn xe tăng", ông Duda nói và cho biết thêm rằng Warsaw kỳ vọng nhận được sự hỗ trợ từ NATO, đặc biệt là Đức. 

Tổng thống Ba Lan còn nói rằng, hầu hết xe tăng Leopard của Ba Lan là do Đức sản xuất và Berlin trước đó hứa sẽ cung cấp xe tăng thay thế cho số xe mà Ba Lan gửi cho Ukraine. 

"Đức đã hứa bàn giao cho chúng tôi những chiếc xe tăng để thay thế những chiếc được gửi đến Ukraine nhưng không giữ lời. Thành thật mà nói, chúng tôi rất thất vọng vì điều đó", tờ Die Welt dẫn lời ông Duda. Tổng thống Ba Lan cũng chỉ trích Berlin vì thiếu "nhiệt tình" hỗ trợ Ukraine. 

"Trước hết, chính nước Đức nên hỗ trợ Ukraine vì ngay lúc này Kiev rất cần sự giúp đỡ đó", ông Duda nói và giải thích rằng Ba Lan hỗ trợ các vũ khí hạng nặng cho Kiev vì các nước khác không sẵn lòng làm điều đó. 

Tổng thống Ba Lan không nói rõ số lượng xe tăng và thời điểm số xe được gửi đến Ukraine. Berlin đến nay vẫn chưa bình luận về cáo buộc của ông Duda. 

Kể từ cuối tháng 2, Ukraine nhiều lần kêu gọi các nước phương Tây hỗ trợ quân sự, đặc biệt là vũ khí hạng nặng. Các cường quốc phương Tây đã hỗ trợ cho Kiev các vũ khí hạng nhẹ và vũ khí phòng thủ như súng chống tăng, đạn dược, nhiên liệu... nhưng rất miễn cưỡng gửi vũ khí hạng nặng như xe tăng hay máy bay. 

Trước thời điểm bị cáo buộc, Đức có một số thỏa thuận hoán đổi vũ khí với các quốc gia Đông Âu để các nước này cung cấp vũ khí cho Ukraine. Cuối tháng 4, Đức và Slovenia đồng ý một thỏa thuận trong đó Berlin sẽ cung cấp xe tăng thay thế cho số xe tăng chiến đấu do Liên Xô sản xuất mà Slovenia gửi cho Kiev. 

Tuần trước, Đức cũng tuyên bố một thương vụ tương tự với Cộng hòa Séc. Prague dự kiến nhận được 15 xe tăng Leopard 2 từ kho dự trữ Đức, đổi lại, Cộng hòa Séc sẽ bàn giao một số xe tăng cho Ukraine. 

Nguồn: [Link nguồn]

Bị Ba Lan đòi chia sẻ tiền bán dầu khí, Na Uy lên tiếng

Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cho rằng, việc Na Uy kiếm được nhiều tiền do bán dầu khí giữa xung đột Nga – Ukraine nhưng không chia sẻ là sự “bất công”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - RT ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN