Vì sao Ấn Độ có ít nguy cơ bị tàn phá bởi làn sóng dịch COVID-19 thứ 3?
Dù có nhiều yếu tố có thể gây ra làn sóng dịch COVID-19 nhưng các chuyên gia cho rằng một đợt dịch có sức tàn phá mạnh mới khó có thể xảy ra tại Ấn Độ.
Các chuyên gia nhận định, số ca mắc COVID-19 mới tại Ấn Độ có thể tăng lên vào thời điểm từ cuối tháng 12/2021 đến hết tháng 2/2022. Tuy nhiên, tình hình sẽ không nghiêm trọng bằng làn sóng dịch COVID-19 thứ 2 từng tàn phá Ấn Độ trong mùa xuân năm 2021.
Dù nguy cơ về một biến thể mới, như biến thể Delta, hoàn toàn có thể xuất hiện nhưng khả năng một làn sóng dịch COVID-19 thứ 3 với ảnh hưởng nghiêm trọng như đợt dịch thứ 2 gần như không thể xảy ra.
Các chuyên gia cho rằng làn sóng dịch COVID-19 thứ 3 sẽ không tàn phá Ấn Độ như làn sóng dịch trước đó. Ảnh: Times Of India
Một số nhà dịch tễ học đã dự đoán đợt thứ dịch thứ 3 đỉnh vào tháng 10 và tháng 11 do các cuộc tụ tập đông người vào mùa lễ hội như Durga Puja và Diwali. Tuy nhiên, sự gia tăng đột biến về số ca bệnh đã không xảy ra.
Ngày 23/11, Ấn Độ ghi nhận thêm 7.579 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, con số thấp nhất trong 543 ngày. Bộ Y tế Ấn Độ cho biết những ca mắc mới trong ngày tại nước này đang có xu hướng giảm. Số ca mắc mới tại Ấn Độ đã ở mức dưới mốc 20.000 trường hợp trong 46 ngày liên tiếp và dưới 50.000 trường hợp trong 149 ngày liên tiếp.
Gautam Menon, giáo sư, Khoa Vật lý và Sinh học, Đại học Ashoka ở Sonepat, thông tin: "Những con số này cho thấy làn sóng dịch COVID-19 thứ 2 vẫn đang có tác động".
Ông Menon cho biết việc đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng sẽ khiến nhiều người được bảo vệ khỏi các nguy cơ mắc bệnh nặng hoặc tử vong hơn. Theo quan điểm của ông, những người đã mắc COVID-19 trong đợt bùng phát dịch thứ 2 từ tháng 3 đến tháng 7/2021 đã tạo ra khả năng miễn dịch tự nhiên cho người Ấn Độ ở thời điểm ấy và việc tiêm vaccine đã bổ sung thêm cho khả năng miễn dịch này.
Ông nhận xét: "Sự kết hợp giữa việc mắc COVID-19 trước và tiêm chủng sau sẽ giúp bảo vệ tốt hơn so với việc chỉ tiêm vaccine ngừa COVID-19".
Nhiều nghiên cứu khoa học cho rằng những người bị nhiễm COVID-19 và hồi phục trước khi tiêm chủng sẽ phát triển "miễn dịch lai", khả năng miễn dịch tốt hơn những người chỉ tiêm chủng.
Theo đó, nhà virus học Anurag Agrawal cũng đã đồng tính với ý kiến của ông Menon, nói rằng số ca mắc bệnh thấp có thể là do một phần lớn dân số đã nhiễm biến thể Delta trong đợt thứ hai, sau đó, hầu hết người lớn đã được tiêm ít nhất 1 liều vaccine ngừa COVID-19 để tăng cường khả năng miễn dịch.
Ông Agrawal nói thêm: "Thực tế, nghiên cứu Serosurveys đã chỉ ra rằng có thể phần lớn người Ấn Độ có khả năng đã mắc COVID-19".
Nhà miễn dịch học Vineeta Bal cho biết đã có cơ sở rõ ràng rằng việc tiêm chủng đầy đủ cũng giống việc từng bị lây nhiễm SARS-CoV-2 trước đó. Điều này sẽ giúp mức độ nghiêm trọng của bệnh giảm đi đáng kể tại Ấn Độ. Tuy nhiên, theo bà Bal, dù tỷ lệ ca mắc mới trong nước nhìn chung là giảm nhưng tỷ lệ này lại đang gia tăng ở các bang phía Đông Bắc đất nước, đặc biệt là Mizoram.
Bà phân tích: "Mặc dù các ca bệnh bắt đầu gia tăng ở vùng Đông Bắc muộn hơn nhiều so với phần còn lại của đất nước nhưng điều này cho thấy nguy cơ về những đợt bùng phát nhỏ hoặc gia tăng chậm trong số các ca bệnh ở các vùng hoặc các khu vực có tỷ lệ tiêm chủng hoặc tỷ lệ mắc bệnh thấp trong đợt bùng phát dịch thứ 2".
Bà nói thêm: "Thật không may, dữ liệu chi tiết như vậy không có sẵn trên toàn quốc. Do đó, cần tiếp tục cảnh giác, tìm kiếm ổ dịch cần được thực hiện cùng với các phương tiện cách ly và điều trị cần thiết".
Nguồn: [Link nguồn]
Theo tạp chí y khoa The Lancet, vaccine Covaxin của Ấn Độ tạo kháng thể mạnh mẽ sau khi tiêm hai liều và có hiệu quả lên đến...