Vị phi tần xinh đẹp, tài giỏi bị Từ Hy Thái hậu đày vào lãnh cung, tàn nhẫn cho người ném xuống giếng
Khi Trân phi quỳ xuống đất xin được gặp Từ Hy Thái hậu, Thôi Ngọc Quý không đáp ứng mà đạp bà xuống giếng.
Từ Hy Thái hậu.
Khác Thuận hoàng quý phi (1876-1900) Tha Tha Lạp thị, thường được gọi là Trân phi, là phi tử được hoàng đế Quang Tự yêu quý nhất nhưng lại phải chết oan uổng khi mới 25 tuổi.
Vào năm Quang Tự thứ 14 (1888), sau khi trải qua 4 lần tuyển tú, Trân phi chính thức được nạp vào cung làm phi tần của Hoàng đế Quang Tự.
Trân phi xuất thân từ gia tộc Tha Tháp Lạp Thị, một dòng họ không mấy hiển hách nếu không muốn nói là tương đối thấp kém thời nhà Thanh. Là con của vợ lẽ, từ nhỏ đã sinh sống ở Quảng Châu – nơi có người nước ngoài xuất hiện nên bà được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau.
Trân phi có tư tưởng rất phóng khoáng, tính cách hoạt bát lanh lợi, luôn tò mò và hứng thú tìm hiểu những điều mới lạ của phương Tây.
Bởi Trân tần có dung mạo diễm lệ, lại am hiểu văn hóa phương Tây, thời ấy vua Quang Tự luôn muốn học hỏi để cải cách đất nước, phá bỏ những luật lệ cũ kỹ của triều đại phong kiến nên bà được nhà vua sủng ái và yêu thương hết mực.
Lúc mới vào cung, Tây thái hậu (Từ Hy thái hậu) cũng đối đãi với Trân phi không tệ, biết Trân phi thích vẽ tranh, Tây thái hậu còn mời thầy trong cung dạy thư pháp và quốc họa cho Trân phi, vì vậy khả năng hội họa của bà có cơ hội được phát triển hơn.
Tuy nhiên sau đó, vì tính cách phóng khoáng, ghét lễ nghi ràng buộc lại hay được Vua Quang Tự đưa đến thư phòng bàn chuyện triều chính nên bà không được lòng Từ Hy và từng bị giáng xuống làm quý nhân.
Dù không được lòng Từ Hy Thái hậu nhưng Trân phi lại nhận được tình yêu rất chân thành của Hoàng đế Quang Tự.
Thư phòng của Hoàng đế bị coi là cấm địa, phi tần không được bước chân vào. Tuy nhiên Quang Tự lại rất thích gọi Trân phi đến đây để cùng ông bàn bạc chuyện triều chính. Mỗi lần như thế, Trân phi thường giả dạng bằng cách mặc đồ hàng ngày của Vua hay mặc đồ thái giám.
Trân phi được sủng ái đồng nghĩa với việc Hiếu Định Cảnh Hoàng hậu - cháu gái của Từ Hy Thái hậu bị Hoàng đế hắt hủi, lạnh lùng. Hoàng hậu thường xuyên nói xấu Trân phi với Từ Hy khiến Thái hậu ngày càng ghét Trân phi hơn.
Chân dung Trân phi.
Từ Hy thậm chí còn cho người lột quần áo Trân phi ra để đánh đòn. Vì chuyện này mà Vua Quang Tự đã phải quỳ gối trong cung của Từ Hy Thái hậu đến hơn 2 tiếng để năn nỉ nhưng không thành.
Vào năm 1898, hoàng đế Quang Tự phê duyệt cuộc biến pháp Bách nhật duy tân nhằm cải cách tình hình chính trị. Điều này không được Từ Hy thái hậu ủng hộ.
Theo đó, cuộc cải cách chấm dứt sau 103 ngày và hoàng đế Quang Tự bị giam cầm trong Hàm Nguyên điện. Trân phi khi ấy cũng bị Từ Hy thái hậu giam vào lãnh cung trong Tử Cấm Thành suốt 2 năm.
Vào năm Quang Tự thứ 26, liên minh 8 nước tấn công vào Bắc Kinh. Trong tình huống nguy cấp đó, Từ Hy thái hậu vội vã rời Tử Cấm Thành
Trước khi đi Từ Hy thái hậu vẫn không quên tranh thủ cơ hội để giết Trân phi. Giữa lúc rối loạn bà lại ra lệnh cho người đi xử tử Trân phi khiến thái giám, cung nữ sợ hết hồn, không ai dám lên tiếng.
Thôi Ngọc Quý vì muốn lấy lòng Thái hậu nên đã xung phong nhận việc này. Hắn vào tận nơi ở của Trân phi, lôi bà đến miệng giếng. Khi Trân phi quỳ xuống đất xin được gặp Từ Hy Thái hậu, Thôi Ngọc Quý không đáp ứng mà đạp bà xuống. Sợ chưa đủ, hắn còn cho người ném xuống giếng mấy khối đá lớn.
Một năm sau, thi thể của Trân phi mới được đưa ra khỏi giếng. Kể từ đó, nơi sủng phi của hoàng đế Quang Tự chết được gọi là giếng Trân phi.
Nguồn: [Link nguồn]
Vẻ đẹp của Triệu Phi Yến được mệnh danh là “đệ nhất thiên hạ”, khó ai sánh bằng. Thế nhưng, ẩn sau vẻ đẹp như...