Vị khách phương Đông tại hội nghị thượng đỉnh NATO gửi tín hiệu cứng rắn tới Nga
Hội nghị thượng đỉnh NATO vừa diễn ra đã đón tiếp một vị khách đến từ phương Đông, có quan điểm cứng rắn với Nga.
Nga đã nhận được tín hiệu cứng rắn từ một vị khách phương Đông xuất hiện tại hội nghị thượng đỉnh NATO, tờ báo Mainichi của Nhật Bản viết.
Tại hội nghị thượng đỉnh G7, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã thể hiện quan điểm cứng rắn đối với Nga.
Với tư cách đồng minh của Mỹ, Nhật Bản ủng hộ các lệnh trừng phạt do phương Tây áp đặt để gây áp lực lên Moscow vì chiến dịch quân sự đặc biệt của họ tiến hành trên lãnh thổ Ukraine.
Nhiều chuyên gia phân tích chính trị thế giới nhận thấy rằng chính sách của đương kim Thủ tướng Kishida về cơ bản khác với quan điểm của người tiền nhiệm Shinzo Abe - người tìm cách cải thiện quan hệ với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
“Nhật Bản hiện đã đóng băng kế hoạch hợp tác kinh tế với Nga do Cựu Thủ tướng Abe đưa ra. Tại hội nghị thượng đỉnh G7, ông Kishida còn công bố một loạt biện pháp trừng phạt khác, Tokyo hiện tham gia lệnh cấm nhập khẩu vàng từ Nga”, tờ Mainichi đăng tải thông tin.
Sau đó, Thủ tướng Nhật Bản đến Madrid và trở thành nhà lãnh đạo đầu tiên của Tokyo tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO. Tại đó, ông Kishida nói rằng, Nhật Bản là một đối tác của Liên minh và sẽ tăng cường hợp tác với khối quân sự.
“Ông Kishida có quan điểm cứng rắn với Nga và muốn tăng chi tiêu quốc phòng”, giáo sư Ken Jimbo của Đại học Keio cho biết.
Thủ tướng Nhật Bản hứa sẽ củng cố cơ bản tiềm lực quân sự của đất nước thông qua các khoản đầu tư mới, trong đó việc hợp tác với Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương sẽ giữ vị trí quan trọng trong chính sách.
Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản cầm quyền của ông Kishida đặt mục tiêu tăng gấp đôi chi tiêu quốc phòng của đất nước lên 2% tổng sản phẩm quốc nội, tương tư như điều mà các thành viên NATO đang thực hiện.
“Các chuyên gia cho rằng, sự hiện diện của Thủ tướng Kishida tại hội nghị thượng đỉnh NATO gửi tín hiệu cứng rắn cho Nga. Sự hợp tác giữa Tokyo và khối quân sự ở châu Âu và khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương thực sự bắt đầu , bài báo nhấn mạnh.
Tuy vậy cần phải lưu ý rằng NATO không có khả năng yêu cầu Nhật Bản tạo ra một quân đội chính thức, điều rất quan trọng để đẩy mạnh quan hệ hợp tác giữa đôi bên.
Theo bà Atsuko Higashino - giáo sư tại Đại học Tsukuba, qua một thời gian dài hợp tác với Liên minh, họ nhận ra rằng Tokyo sẽ không vi phạm điều thứ 9 trong hiến pháp của mình.
Hiện tại Nhật Bản vẫn từ chối việc thành lập các lực lượng vũ trang chính thức đồng thời từ bỏ quyền phát động chiến tranh, tuy nhiên vẫn không thể loại trừ khả năng điều này sẽ được thay đổi trong tương lai.
Khi phải đối diện sức ép lớn từ phía Tây và giờ đây còn chịu thêm những biện pháp cứng rắn từ phía Đông, cụ thể là những chính sách cấm vận của Nhật Bản, dự báo Nga sẽ gặp phải nhiều khó khăn mới trong việc duy trì nền kinh tế.
Nguồn: [Link nguồn]
Mỹ sẽ có sự mở rộng quân sự lớn nhất ở Châu Âu trong nhiều thập kỷ gần đây, bao gồm cả sự hiện diện quân đội thường trực ở Ba Lan - đảo ngược thỏa thuận mà NATO...