Vị hoàng hậu xấu xí, "sinh hoạt buông thả" bậc nhất lịch sử Trung Quốc
Tấn Thư ghi lại, hoàng hậu Giả Nam Phong không chỉ nhan sắc tầm thường, xấu xí mà còn tự tiện tham gia triều chính, ép hại thái tử, sinh hoạt bừa bãi, buông thả, đặc biệt thích gian dâm với thiếu niên.
Vị hoàng hậu xấu xí
Nhan sắc xấu xí của Giả Nam Phong. Ảnh minh họa.
Giả Nam Phong (257-300) là hoàng hậu dưới triều Tấn Huệ Đế trong lịch sử Trung Quốc. Cha của Giả Nam Phong là Giả Sung, vị công thần có công khai quốc nhà Tây Tấn, giúp cha con Tư Mã Chiêu và Tư Mã Viêm lật đổ nhà Tào Ngụy. Giả Sung không có con trai, chỉ sinh được bà và một người em gái là Giả Ngọ.
Mặc dù là hai chị em, nhưng trái với vẻ xấu xí của cô chị, thì Giả Ngọ lại có nhan sắc xinh xắn muôn phần, lại ngoan ngoãn hiền lành. Chính vì lẽ đó, Giả Ngọ đã sớm lọt vào mắt xanh của hoàng đế khi tuyển chọn vợ cho con trai mình.
Năm 271, vua Tấn Vũ Đế yêu cầu lập Giả Ngọ làm thái tử phi cho người con trai bị bệnh chậm phát triển của mình là Tư Mã Trung. Tuy nhiên, trớ trêu rằng lúc đó Giả Ngọ còn quá bé, mới chừng 11 - 12 tuổi nên không thể mặc vừa y phục cô dâu mà đội may mặc của nhà vua chuẩn bị sẵn. Vì lẽ này, Giả Sung mới giới thiệu cho hoàng đế con gái lớn của mình là Giả Nam Phong để thế chân em.
Sử sách ghi chép, Giả Nam Phong chỉ sở hữu chiều cao rất khiêm tốn 1,40m với nước da ngăm đen, răng hô, mũi hếch, môi dầy, tay thô, chân to và cục mịch.
Những tưởng bao nhiêu cái không trọn vẹn hội tụ trên cơ thể Giả Nam Phong chỉ dừng lại ở đó. Nào ngờ, người đàn bà này còn sở hữu thêm một cái lưng gù và một khuôn mặt vô cùng dữ tợn. Điều này khiến nhan sắc của bà được đánh giá xấu như "ma chê quỷ hờn".
Tuy là vị Hoàng hậu xấu nhất trong lịch sử hàng nghìn năm của đất nước này, nhưng Giả Nam Phong còn là người đàn bà dâm đãng và tàn độc nhất. Hàng ngày, bất mãn với người chồng đần độn của mình, không tối nào hoàng hậu xấu xí này lại không tìm cách gian dâm với những người đàn ông trong cung để thỏa mãn dục vọng của mình.
Ngoài ra, để sẵn sàng phục vụ cho những cuộc mây mưa dâm loạn, Giả Nam Phong còn âm thầm sưu tập những người đàn ông cường tráng từ khắp nơi mang về cung để hoan lạc đêm ngày.
Để che giấu chuyện này với nhà vua Tư Mã Trung, Giả Nam Phong đã bằng mọi cách giết những bạn tình “diệt khẩu” sau khi đã “no xôi chán chè”.
Một nam nhân có tên Lạc Nam, được Giả hậu coi như “vật báu” nhờ sở hữu diện mạo cuốn hút cùng “kỹ thuật phòng the” siêu đẳng. Hắn thường được Giả hậu ban tặng rất nhiều vàng bạc châu báu. Chính điều này khiến các quan lại trong triều sinh nghi.
Một đêm nọ, quan lính canh chừng lúc hắn đem của quý từ trong cung ra ngoài, liền lập tức bắt giữ với tội danh “ăn trộm châu báu”. Hết lời chối cãi, hắn buộc phải khai ra Giả hậu. Chuyện này sau đó còn lan rộng khắp kinh thành. Tuy vậy, với thế lực trong tay, Giả hậu đã bắt và xử trảm vị quan xử tội Lạc Nam. Còn tên dẻo miệng Lạc Nam vẫn ung dung sống để chiều lòng hoàng hậu.
Cái kết thích đáng
Vì tính cách độc ác, tàn bạo, ngoại hình lại xấu xí, nên Tấn Vũ đế nhiều lần có ý định phế bỏ. Tuy nhiên, vì nể tình Giả Sung có công lớn với triều đình mà để cho Giả Nam Phong tại vị. Ảnh: Baidu
Mặc dù lấy phải một người chồng "không mấy lanh lợi", Giả Nam Phong vẫn có với thái tử (sau này là nhà vua) được 4 người con, tất cả đều là con gái. Theo sử sách còn ghi lại, Giả Nam Phong luôn có thái độ ghen ghét, đố kị và luôn tìm cách hãm hại những phi tần đang mang thai khác. Thủ đoạn của Giả Nam Phong phải nói là thâm độc và hiểm ác vô cùng.
Như khi nghe tin một cung nữ mang thai với chồng mình, mật báo rằng đó có thể là con trai, Giả Nam Phong đã dựng lên một kịch bản hoàn hảo để phá đứa con trong bụng cung nữ này. Một ngày đẹp trời, Giả Nam Phong lấy cớ hỏi thăm "long thai" nên mời vị cung nữ kia đến phủ mình.
Biết là theo nguyên tắc thứ phi sẽ dâng trà nóng mới chánh cung, nên Giả Nam Phong chờ nàng đến, dâng trà mời mình rồi bà ta giả vờ để cốc trà nóng đổ lên người. Xong, lấy cớ bị xúc phạm, hoàng hậu sẽ đùng đùng nóng giận rồi lấy ngọn kích nhỏ cầm tay phóng thẳng đến người cung nữ. Sau cú phi này, người cung nữ đã bị thương và sảy mất thai rồng.
Khi chồng lại có một cậu con trai rất thông minh tên là Tư Mã Duật, bà ta liền tìm cách hãm hại.
Vào tháng 12/299, vị Hoàng hậu này bèn sai người dụ Tư Mã Duật, lúc ấy đã lên ngôi Thái tử uống rượu say rồi lừa viết một bức thư mang nội dung phản nghịch. Do không tỉnh táo nên Tư Mã Duật cứ thế ngồi chép lại nội dung được soạn sẵn một cách ngoan ngoãn.
Xem được bức thư ấy, Huệ Đế đành phế truất Thái tử làm thường dân vì quá sợ hãi trước uy quyền của vợ. Mẹ ruột Tư Mã Duật cũng bị tống giam rồi chịu sự tra tấn tới chết, đây chính là hành động châm ngòi cho "Loạn bát vương" khiến nhà Tây Tấn rơi vào cảnh diệt vong.
Hành động xấu xa do Giả Nam Phong bày ra không thể qua mắt một số vị đại thần trong triều. Một số nhân vật thuộc hàng "ngũ vương tử" vì quá uất ức nên mới cho mụ Hoàng hậu độc ác "nhận trái đắng" khi phao tin triều thần đang muốn phục ngôi cho Thái tử nhằm phế Giả hậu.
Lo sợ vị trí bị lung lay, bà ta liền sai quân lính giết hại Tư Mã Duật ngay ở nơi giam cầm hòng dập tắt ý định nói trên.
Triệu vương Tư Mã Luân, đồng thời cũng là người chú của vua Huệ Đế đã quyết định khởi binh ngay sau khi nghe tin Giả Nam Phong dám mưu sát Thái tử.
Ông hợp sức với Tề vương Tư Mã Quýnh mang quân xông vào cung, bắt sống vị Hoàng hậu độc ác và giết hết các phe cánh của bà ta là Đổng Mãnh, Tôn Lự và tình nhân Trình Cứ vào tháng 4 năm 300.
Sau đó, Giả Nam Phong bị phế truất rồi chịu cảnh giam lỏng ở thành Kim Dung. Ngày 9/4, Tư Mã Luân sai người mang rượu độc đến rồi ép bà ta tự vẫn vào năm 44 tuổi, kết thúc cuộc đời dâm loạn của một kẻ tàn ác có tiếng trong lịch sử Trung Hoa thời xưa.
Vẻ đẹp của Triệu Phi Yến được mệnh danh là “đệ nhất thiên hạ”, khó ai sánh bằng. Thế nhưng, ẩn sau vẻ đẹp như...
Nguồn: [Link nguồn]