Vị hoàng đế tàn bạo, trụy lạc nhất lịch sử, biến cung điện thành nhà thổ để kiếm tiền

Chỉ trị vì trong 3 năm 10 tháng ngắn ngủi, hoàng đế Caligula đã kịp thực hiện mọi tội ác kinh tởm nhất, trên cương vị người quyền lực nhất La Mã bấy giờ.

Tượng Caligula. Ảnh: AP

Tượng Caligula. Ảnh: AP

Hoàng đế Caligula sinh ngày 31/8/12 sau Công Nguyên. Cha của ông là Germanicus, một vị tướng La Mã cực kỳ thành công và là một trong những nhân vật được công chúng yêu thích nhất ở Rome. Germanicus là cháu trai của hoàng đế Tiberius, người đã nhận ông làm con trai của mình.

Tên thật của Caligula là Gaius Julius Caesar Augustus Germanicus. 'Caligula', có nghĩa là 'Chiếc ủng của người lính nhỏ', là biệt danh trìu mến mà quân đội của cha ông đặt cho ông khi Gaius đi cùng cha trong các chiến dịch quân sự của ông.

Khi cha của Caligula qua đời, mẹ của ông trở về Rome với sáu người con của mình. Mối thù ngày càng sâu sắc với Tiberius đã dẫn đến cái chết của bà và tất cả các con ngoại trừ Caligula, người được mời tham gia cùng Tiberius trên hòn đảo Capri, thoát khỏi những âm mưu chết người của chính trị La Mã.

Caligula đã sống trên đảo Capri trong sáu năm, cố gắng sống sót bằng mọi giá. Và sau cái chết của Tiberius vào năm 37 sau Công nguyên, ông trở thành hoàng đế thứ ba của Đế chế La Mã.

Caligula là một vị hoàng đế cực kỳ nổi tiếng và được miêu tả là: "Vị hoàng đế đầu tiên được mọi người trên thế giới ngưỡng mộ”. Theo báo cáo, dân chúng đã ăn mừng trong suốt 3 tháng, 160.000 con vật đã bị hiến tế trong lễ ăn mừng này.

Phần đầu tiên trong triều đại của ông được mô tả là "Cực lạc". Ông đã ban thưởng tiền cho Hộ vệ Pháp quan và quân đội, triệu hồi những người bị đi đày, bãi bỏ các phiên tòa xét xử tội phản quốc, và tổ chức các màn giải trí xa hoa cho công chúng.

Ông đưa ra trách nhiệm giải trình trong chi tiêu công, giới thiệu lại các cuộc bầu cử dân chủ và bãi bỏ một số loại thuế.

Trong thời gian trị vì của mình, ông đã thực hiện nhiều dự án xây dựng khác nhau bao gồm cầu cống, cầu và bến cảng. Tuy nhiên, không phải tất cả các dự án xa hoa này đều vì lợi ích chung. Ông cũng xây dựng cung điện xa hoa cho mình và hai trong số những con tàu lớn nhất từng được đóng trong thế giới cổ đại. 

Con tàu nhỏ hơn được sử dụng như một ngôi đền dành riêng cho Diana - một người tình của vua Caesar. Và con tàu lớn hơn là một cung điện nổi, được trang hoàng với với sàn đá cẩm thạch và có hệ thống ống nước hoàn chỉnh. Phần còn lại của những con tàu đã được tìm thấy dưới đáy hồ Nemi trong chế độ độc tài của Mussolini, nhưng đáng buồn là chúng đã bị hỏa hoạn phá hủy trong Thế chiến thứ hai.

Hình ảnh hoàng đế Caligula trong bộ phim gây tranh cãi nói về cuộc đời ông. Ảnh: AP

Hình ảnh hoàng đế Caligula trong bộ phim gây tranh cãi nói về cuộc đời ông. Ảnh: AP

Phần sau của triều đại Caligula diễn ra không suôn sẻ. Caligula bị ốm vào năm 37 sau Công nguyên. Mặc dù đã hồi phục nhưng tính cách của ông dường như đã thay đổi. Vị hoàng đế bắt đầu giết những kẻ mà ông coi là mối đe dọa. Chi tiêu xa hoa của ông đã dẫn đến một cuộc khủng hoảng tài chính mà sau đó, vị vua đã cố gắng bù đắp sai lầm bằng cách hạch toán sai, tạo ra các loại thuế mới và thậm chí hành quyết người dân để chiếm tài sản của họ.

Thời kỳ này, ngày nào cũng được tuyên bố là ngày nghỉ, kéo theo các công việc cũng như giao dịch thương mại đình trệ. Nguồn thu không còn, tiền thưởng giảm, sư tử cũng bị bỏ đói, các đấu trường xơ xác. Những tiếng la ó cũng bắt đầu vang lên trên các khán đài Con quỷ lúc ấy lộ mặt thật. Những kẻ phản đối chính quyền bị lôi xuống sân đấu, đấu với bầy thú dữ đói đến tận người cuối cùng.

Không chỉ dân thường, Caligula quay sang làm hại cả những người thân cận. Caligula cáo buộc Gemellus tội lên kế hoạch ám sát Caligula và bắt người anh em họ của mình phải tự vẫn hay kết tội chính bố vợ mình tội làm phản khi từ chối ủng hộ Caligula trong một chuyến du thuyền.

Thậm chí cả Macro, người kì cựu trong các chính sách bạo loạn và có mối quan hệ thắt chặt bền vững cũng bị buộc tội hãm hiếp vợ Caligula, người đàn bà đã từng là tình nhân của Macro và phải tự tử.

Caligula còn kết tội nhiều vị nguyên lão trong Viện Nguyên lão, chính nơi đã tin tưởng trao mọi quyền lực tối ưu cho Caligula trong thời kỳ đầu lên ngôi.

Caligula biến cung điện thành một nhà thổ đúng nghĩa. Ảnh: Getty

Caligula biến cung điện thành một nhà thổ đúng nghĩa. Ảnh: Getty

Ngoài sự bạo ngược độc tài điên loạn với hành động tàn bạo thú tính, giết người vì tiền hay sự trụy lạc, trong thời gian nắm quyền ngắn ngủi của mình, Caligula chú tâm vào xây dựng những công trình xa hoa và công cuộc mở rộng lãnh thổ.

Sau thời gian ngắn ngủi nhận được sự ủng hộ của tất cả dân chúng khi mới lên ngôi, càng ngày những âm mưu chống lại Caligula đều lớn dần lên trong mọi thành phần của đất nước.

Trong suốt thời kỳ trị vị Đế chế La Mã, Caligula luôn có những ám ảnh về thần thánh. Caligula yêu cầu tất cả mọi người không chỉ công nhận ông ta như một vị hoàng đế tối cao mà còn là Chúa.

Ban đầu Caligula thích mặc những trang phục hoá trang thành các á thần rồi chuyển sang các vị thần, thậm chí là những nữ thần như Venus, Juno, Diana. Đến giữa năm 40 sau Công nguyên, Caligula xây dựng một ngôi đền cho chính mình ở giữa trung tâm Rome với sự đóng góp xây dựng của nhiều quý tộc.

Sau khi gần như làm cạn kiệt ngân khố, Caligula nảy ra "sáng kiến" - biến cung điện thành một nhà thổ đúng nghĩa.

Tuy nhiên, đây là hành động “ăn cướp trá hình”, khi ông chào mời - nhưng thực chất là ép buộc những nam nhân trong thành vào “hưởng thụ”. Nguồn cung mại dâm chính là các chị em của ông, cùng một số nữ nhân trong thành bị ép bán vào cung điện.

Ngoài ra, ông còn cho người dân vay lãi, nhưng lại cho lính xướng tên là những nhà “ủng hộ” quỹ hoàng gia. 

Caligula còn tìm những nhà pháp sư lão luyện nhất, dành hàng tuần ở trong phòng tối, tiết lộ mọi bí quyết nghệ thuật cho hoàng đế, truyền tất cả sức mạnh huyền bí của họ cho Caligula.

Vị hoàng đế này yêu cầu biến đền thánh Jerusalem thành miếu thờ hoàng cung, trong đó có một bức tượng lớn của Caligula và ra lệnh giết bất cứ ai có biểu hiện phản đối, chống lại mình.

Tuy chỉ sống 29 năm, Caligula đã lấy tới 4 vợ, theo trang Mad Monarchs. Người vợ đầu tiên tên là Julia Claudilla chết trẻ. Người vợ thứ hai là cô dâu Livia Orestilla bị Caligula “cướp” ngay tại đám cưới. Sau đó vài ngày ông ly dị cô.

Người vợ thứ ba là một phụ nữ giàu có tên Lollia Paulina nhưng ông cũng nhanh chóng chán cô. Ông cưới người vợ thứ tư tên Milonia Caesonia và họ có con với nhau. Hoàng đế đặt tên con gái là Julia Drusilla, theo tên người em gái mà ông có quan hệ loạn luân.

Ngoài ra, theo trang History, hoàng đế Caligula được tin là có quan hệ bất chính với vợ của các đồng minh.

Ảnh minh họa cái chết đau đớn của hoàng đế Caligula.

Ảnh minh họa cái chết đau đớn của hoàng đế Caligula.

Khi hành động của vua Caligula ngày càng thái quá, nhiều nguyên lão và nhà quân sự La Mã bắt đầu căm ghét và muốn lật đổ ông. Cassius Chaerea, chỉ huy quân đội La Mã, bắt đầu âm mưu sát hại Caligula. Vào ngày 24/1/41, một nhóm lính canh đã tấn công Caligula sau một sự kiện thể thao.

Ông bị đâm hơn 30 lần đến chết. Chaerea được tin là người đầu tiên đâm Caligula, những người khác lao vào sau đó. Vợ và con gái của Caligula cũng bị đâm chết.

Nguồn: [Link nguồn]

Ghế tình yêu kỳ lạ hé lộ đời sống tình dục của nhà vua Anh

Những chi tiết gây xôn xao về đời sống tình dục của một vị vua Anh xoay quanh chiếc ghế tình yêu được nhắc nhiều trong...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mộc Miên (Theo Understanding Italy) ([Tên nguồn])
Bí ẩn lịch sử thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN