Vì đâu Iraq ngày càng kết thân với Iran, đòi đuổi quân đội Mỹ khỏi lãnh thổ?

Kể từ khi người Mỹ rút khỏi Iraq năm 2011, Iran đã thế chỗ một cách hoàn hảo, tạo ảnh hưởng lớn đến Iraq bao gồm cả trong đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa và chính trị.

Dân quân Iraq tại một trạm gác giáp biên giới Syria.

Dân quân Iraq tại một trạm gác giáp biên giới Syria.

Kể từ Cách mạng Hồi giáo năm 1979, Iran đã thể hiện tham vọng đưa Hồi giáo dòng Shia lan rộng khắp khu vực. Ở Trung Đông, các quốc gia theo Hồi giáo dòng Sunni như Ả Rập Saudi đặc biệt căm ghét Iran. Iraq dưới thời nhà độc tài Saddam Hussein cũng chiếm đa số người Hồi giáo dòng Sunni.

Mọi chuyện bắt đầu thay đổi khi Mỹ mở chiến dịch xâm lược Iraq, lật đổ Saddam Hussein năm 2003.

Sự hiện diện của Iran tại Iraq càng được củng cố sau khi Mỹ rút quân năm 2011. Iran vội vã lấp đầy khoảng trống. Tiến sĩ Thierry Coville ở Viện Nghiên cứu chiến lược và quốc tế Pháp (IRIS) nói: "Không có gì được làm ở Iraq mà không có Iran hỗ trợ".

Mùa hè năm 2014, khi IS đánh chiếm miền bắc Iraq, các nhà lãnh đạo Iraq kêu gọi giúp đỡ và Iran xuất hiện với các nhóm dân quân người Shia.

Dân quân Iraq canh gác ở khu vực biên giới với Iran.

Dân quân Iraq canh gác ở khu vực biên giới với Iran.

Nhà sử học Pierre-Jean Luizard giải thích: "Vệ binh cách mạng Iran thành lập các nhóm bán quân sự dòng Shia ở Iraq". Trải qua thời gian, lực lượng dân quân mạnh nhất ở Iraq hiện nay là Kataeb Hezbollah. Lực lượng này cũng chịu sự chi phối từ Iran.

Bằng chứng là thiếu tướng Iran Qasem Soleimani bị tiêu diệt trên cùng chiếc xe chở phó tư lệnh Kataeb Hezbollah. Ở Iraq, các lực lượng dân quân người Shia được hưởng nhiều đặc quyền, có thể đưa người tham chiến ở Syria mà không cần thủ tướng Iraq cho phép.

“Iran có tầm ảnh hưởng tuyệt đối”, Hoshyar Zebari, người từng là Bộ trưởng Tài chính Iraq nhưng bị sa thải do Iran nghi ngờ mối quan hệ của ông với Mỹ, nói.

Khởi đầu từ Iraq, Iran đã mở rộng cả sự hiện diện quân sự và quyền lực mềm ở Liban, Syria, Yemen và Afghanistan.

“Iraq chẳng có gì để đền đáp Iran sau những gì quốc gia này trải qua”, Vahid Gachi, một quan chức Iran trả lời phỏng vấn vào năm 2017. “Ngoại trừ dầu mỏ, Iraq phụ thuộc toàn bộ vào Iran”.

Gachi ám chỉ việc hàng hóa, đồ dùng thiết yếu xuất xứ từ Iran tràn ngập trên các khu chợ ở Iraq. Iran cũng giúp quốc gia láng giềng bằng các dự án phát triển kinh tế và xây dựng cơ sở hạ tầng.

Hàng hóa chỉ được chuyển từ Iran sang Iraq mà không có chiều ngược lại.

Hàng hóa chỉ được chuyển từ Iran sang Iraq mà không có chiều ngược lại.

Uday al-Khadran, một thị trưởng người Shia ở vùng Diyala, Iraq, từng kể với New York Times về việc mình giúp chỉ đạo xây đường sá trong khu vực theo lệnh của thiếu tướng Iran Qasem Soleimani.

Al-Khadran chính là thành viên đảng phái chính trị Badr do Iran hậu thuẫn, hình thành từ cuộc chiến tranh Iraq-Iran những năm 1980.

“Tôi yêu Qasem Soleimani hơn cả các con của mình”, thị trưởng này nói. Tuyến đường mới giúp người hành hương từ Iran đến Samarra, Iraq, một cách dễ dàng hơn. “Diyala cũng là vùng đất chiến lược, nắm giữ con đường độc đạo từ Iran đến Syria và Liban”, Ali al-Daini, một thành viên hội đồng khu vực, nói.

Các tay súng người Shia ở Iraq thân Iran.

Các tay súng người Shia ở Iraq thân Iran.

Ali al-Daini là người Hồi giáo dòng Sunni và ông nói rằng mình cảm thấy bất lực, không ngăn được Iran thống trị vùng đất này. Daini kể rằng mỗi khi đến tòa nhà hội đồng để làm việc, ông phải đi qua tấm áp phích in hình lãnh tụ tối cao Iran Ruhollah Khomeini.

“Iran thông minh hơn người Mỹ nhiều”, Nijat al-Taie, một thành viên hội đồng địa phương, nói. “Người Mỹ không bảo vệ Iraq. Họ chỉ lật đổ chế độ Hussein rồi cứ thế rời đi, bỏ lại đằng sau sự hỗn loạn và giao đất nước này cho Iran”.

Trải qua thời gian, Iran còn xây dựng được một đội ngũ đồng minh lớn mạnh ngay bên trong Quốc hội Iraq. Năm 2016, Quốc hội Iraq thông qua điều luật cho phép dân quân thân Iran trở thành một nhánh của lực lượng an ninh Iraq, củng cố thêm sức mạnh cho các nhóm dân quân như Kataeb Hezbollah.

Thiếu tướng Qasem Soleimani đứng bên cạnh phó tư lệnh dân quân Iraq Muhadis. Cả hai người đều bị tiêu diệt trong đợt không kích của Mỹ hôm 3.1.

Thiếu tướng Qasem Soleimani đứng bên cạnh phó tư lệnh dân quân Iraq Muhadis. Cả hai người đều bị tiêu diệt trong đợt không kích của Mỹ hôm 3.1.

Cách đây ít hôm, Quốc hội Iraq thông qua nghị quyết yêu cầu chính phủ rút lại đề nghị cho phép Mỹ đóng quân ở Iraq với mục đích chống khủng bố. Và ngày 9.1, Thủ tướng Iraq Adil Abdul-Mahdi, trong cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ - ông Mike Pompeo - đã yêu cầu Mỹ phải vạch ra lộ trình rút quân khỏi Iraq trong thời gian sớm nhất.

Các phản ứng gần đây của chính phủ Iraq cũng chỉ nhắc đến việc Mỹ không kích vi phạm chủ quyền nước này, không hề phản đối sự xuất hiện của tướng Iran Soleimani.

Có thể nói, quyết định tiêu diệt Qasem Soleimani, một trong những kiến trúc sư thúc đẩy ảnh hưởng của Iran ở nước ngoài, chắc chắn là điều Tổng thống Mỹ Donald Trump đã toan tính từ lâu, theo báo Mỹ New York Times.

Đây có thể chỉ là sự khởi đầu trong chiến lược quy mô của ông Trump nhằm ngăn Iran tiếp tục nắm quyền kiểm soát chính quyền Iraq.

Ông Trump dọa trừng phạt “chưa từng thấy” nếu Iraq buộc lính Mỹ rút về nước

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Iraq nên “chuẩn bị tinh thần“ đón nhận các lệnh trừng phạt khi các nghị sĩ tại Quốc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Căng thẳng Mỹ - Iran Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN