Vết nứt khổng lồ đang tách đôi lục địa châu Phi như thế nào
Một vết nứt khổng lồ kéo dài vài km và đang tiếp tục phát triển ở Kenya, làm dấy lên lo ngại châu Phi có thể bị tách đôi, tờ Mirror đưa tin.
Video cảnh báo châu Phi tách làm đôi do vết nứt khổng lồ
Một vết nứt khổng lồ kéo dài vài km và đang tiếp tục phát triển ở Kenya, làm dấy lên lo ngại châu Phi có thể bị tách đôi, tờ Mirror đưa tin.
Đường nứt kéo dài là bằng chứng cho thấy lục địa châu Phi đang dần tách ra, theo các chuyên gia.
Vết nứt xảy ra cùng các hoạt động địa chấn, khiến một phần đường cao tốc Nairobi-Narok ở phía tây nam Kenya sụt lở, Tiến sĩ Lucia Perez Diaz cho biết.
Theo tiến sĩ, sau hàng chục triệu năm, vết nứt sẽ phát triển đến mức nước biển sẽ tràn vào, và một số nơi ở Ethiopia và Somalia sẽ trở thành đảo.
Tiến sĩ Diaz, nhà nghiên cứu thuộc Đại học London, vừa viết một bài báo giải thích cách châu Phi sẽ tách ra từ vết nứt.
Đường nứt kéo dài là bằng chứng cho thấy lục địa châu Phi đang dần tách ra, theo các chuyên gia.
Theo Diaz, các lớp kiến tạo trong lớp vỏ và lớp phủ Trái Đất có thể tạo ra vết nứt khi chúng vỡ ra. Và ví dụ điển hình chính là vết nứt này ở Thung lũng Rift Đông Phi.
Perez Diaz viết: "Thung lũng Rift Đông Phi trải dài hơn 3.000 km từ Vịnh Aden ở phía bắc tới Zimbabwe ở phía Nam, tách mảng kiến tạo châu Phi thành hai phần không đồng đều: mảng Somali và Nubian.
"Các hoạt động địa chất dọc theo phía đông của thung lũng trở nên ngày càng rõ ràng khi vết nứt lớn đột ngột xuất hiện ở tây nam Kenya”.
Các vết nứt là giai đoạn đầu tiên của sự tách ra của lục địa. Nếu hoạt động này thành công, các vết nứt có thể dẫn tới sự hình thành của một vùng biển mới.
Kịch bản này đã xảy ra khi một mảng đất rộng lớn tách đôi khoảng 138 triệu năm trước, tạo ra Nam Mỹ và Châu Phi bây giờ .
Quá trình này bao gồm sự kiện "phun trào mắc ma" khổng lồ, đẩy lớp vỏ Trái Đất lên cao, khiến nó yếu đi và vỡ ra.
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng của các mắc ma nóng hơn bình thường trong thung lũng Rilf.
Vết nứt ở Kenya đang lan rộng với tốc độ vài milimet mỗi năm, theo chuyên gia.
Tiến sĩ Diaz viết: "Cuối cùng, sau hàng chục triệu năm, biển sẽ lan vào toàn bộ chiều dài của đoạn nứt.
"Đại dương sẽ tràn vào và kết quả là lục địa châu Phi sẽ trở nên nhỏ hơn. Sẽ có một hòn đảo lớn ở Ấn Độ Dương, bao gồm một phần Ethiopia và Somalia".
Cô viết thêm: "Các sự kiện cực đoan như đường giao thông nứt vỡ hay động đất thảm khốc có thể khiến chúng ta cảm thấy vết nứt này khá khẩn cấp. Nhưng hầu hết thời gian, nó đang chia tách châu Phi mà không ai có thể nhận ra".
Hoạt động địa chất bất thường xảy ra bên dưới bề mặt Trái đất được cho là đang chia lục địa châu Phi làm đôi.