Vết cắt trên hóa thạch xương người cổ xưa cách đây 1,5 triệu năm hé lộ điều đáng sợ?

Sự kiện: Bí ẩn khoa học

Vết cắt trên xương của người cổ xưa có niên đại cách đây 1,5 triệu năm có thể là bằng chứng lâu đời nhất về việc ăn thịt đồng loại.

Những vết cắt khác thường trên hóa thạch xương của người cổ xưa, do công cụ bằng đá tạo ra.

Những vết cắt khác thường trên hóa thạch xương của người cổ xưa, do công cụ bằng đá tạo ra.

Các nhà nghiên cứu đến từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Smithsonian đã phát hiện các dấu vết khác thường trên xương chày trái của một người cổ xưa có liên quan đến người hiện đại (homo sapiens), từng sống cách đây 1,5 triệu năm trước, ở khu vực ngày nay là Kenya thuộc châu Phi, theo Daily Mail.

Có khoảng 9 - 11 vết cắt phù hợp với vết thương do công cụ bằng đá gây ra. Các vết thương khác trên hóa thạch xương người cổ xưa đều do động vật gây ra.

Tác giả nghiên cứu, Briana Pobiner, nói những vết cắt chưa trực tiếp chứng minh người cổ xưa từng xẻ thịt phần chân của đồng loại, nhưng đó là khả năng rất có thể xảy ra.

Phần hóa thạch xương người cổ xưa nói trên được tìm thấy vào năm 1970 và hiện đang được trưng bày ở Bảo tàng Quốc gia Nairobi, Kenya.

Nhà nghiên cứu Pobiner gần đây đã quan sát kỹ hiện vật, so sánh các vết thương với dấu vết do động vật gây ra, từ đó phát hiện các vết cắt giống như những đường rạch.

Người cổ xưa cách đây 1,8 triệu năm trước đã bắt đầu đứng thẳng.

Người cổ xưa cách đây 1,8 triệu năm trước đã bắt đầu đứng thẳng.

"Dữ liệu mà chúng tôi có gợi ý rằng người cổ xưa từng ăn thịt lẫn nhau cách đây 1,45 triệu năm", bà Pobiner nói. "Hóa thạch xương này cho thấy họ hàng của loài người hiện đại đã ăn thịt lẫn nhau để tồn tại trong quá khứ, xa xưa hơn nhiều so với những gì con người từng biết".

“Các vết cắt được định hướng theo cùng một cách, để một bàn tay cầm công cụ bằng đá có thể tạo ra một cách liên tiếp mà không cần thay đổi cách cầm hoặc thay đổi hướng", nhóm nghiên cứu cho biết.

Tất cả các vết cắt đều tập trung tại cùng một khu vực trên xương, theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature.

"Những vết cắt này trông rất giống với những gì tôi từng thấy về việc chế biến và tiêu thụ", bà Pobiner cho biết. "Khả năng cao là phần thịt từ xương chân này được sử dụng làm thức ăn, thay vì dùng để hiến tế".

Tuy nhiên, dấu vết cũng có thể do một loài người cổ xưa khác gây ra. Tại khu vực tìm thấy hóa thạch xương cách đây 1,5 triệu năm, có 3 loài người cổ xưa sinh sống, gồm Homo erectus, Homo Habilis vàParanthropus boisei.

Bà Pobiner nói trên tờ Washington Post rằng, không rõ nguyên nhân nào dẫn đến việc người cổ xưa bị ăn thịt trong trường hợp này, nhưng cho biết nhóm nghiên cứu đang tìm hiểu theo hướng này.

Bà Pobiner từng phân tích 199 mẫu xương hóa thạch của người cổ xưa và mới chỉ phát hiện ra một mẫu xương có dấu hiệu lạ. Điều này chứng minh việc ăn thịt lẫn nhau không phải là tập tục phổ biến.

Cận cảnh loài cá mập “hóa thạch sống” kỳ dị với 300 chiếc răng nhọn

Một loài cá mập tồn tại từ thời tiền sử với 300 chiếc răng nhọn từng được tìm thấy ở độ sâu 600 mét dưới đáy đại dương.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Daily Mail ([Tên nguồn])
Bí ẩn khoa học Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN