Vén màn cuộc đời nàng công chúa tuyệt đẹp của Trung Quốc làm gián điệp cho Nhật Bản
Cuộc đời của nàng giống như một bộ phim kịch tính. Sinh ra là một công chúa Trung Quốc vào đầu thế kỷ 20, là mỹ nhân sắc nước hương trời, cuối cùng lại trở thành một điệp viên cho Nhật Bản để rồi nhận lấy kết cục thật sự bi thảm.
Yoshiko Kawashima cùng với ba người anh và cha nuôi Naniwa Kawashima.
Đối với người Nhật, nàng cách cách triều Thanh Yoshiko Kawashima là một "người hùng", một "viên ngọc phương Đông". Tuy nhiên, đối với người Trung Quốc, Kawashima là kẻ phản bội tồi tệ nhất. Và cuộc đời rực rỡ của nàng cuối cùng đã kết thúc bi thảm cùng với sự thất bại thảm hại của Nhật Bản trong Thế chiến II.
Sinh ra từ một Vương triều sắp sụp đổ
Yoshiko Kawashima sinh năm 1907, có tên thật là Ái Tân Giác La Hiển Dư, là con gái thứ 14 của Túc thân vương Thiện Kỳ.
Ngay từ nhỏ, bà đã là một bé gái xinh đẹp, lanh lợi nên rất được cha cưng chiều. Tuy nhiên, năm Yoshiko lên 4, cách mạng Tân Hợi bùng nổ ở Trung Quốc lật đổ triều đại nhà Thanh. Trung Hoa dân quốc ra đời, Hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh là Phổ Nghi lúc đó mới lên 2 phải thoái vị để đổi lấy việc cả hoàng tộc, trong đó có gia đình Túc thân vương Thiện Kỳ giữ được mạng sống.
Thời điểm đó, một điệp viên của tình báo Nhật tên là Naniwa Kawashima đã tìm đến gặp Thiện Kỳ, thành công thuyết phục vị thân vương Triều Thanh giao con gái Hiển Dư cho ông ta nuôi nấng. Khi đó Hiển Dư khoảng 8 tuổi.
Nàng cách cách Trung Quốc nhanh chóng chuyển đến sống tại nhà của cha nuôi Naniwa tại Tokyo và đổi tên thành: Yoshiko Kawashima.
Nàng cách cách nổi loạn
Yoshiko sang Nhật được 6 năm thì cha ruột bà, Túc thân vương qua đời. Chỉ ít lâu sau, mẹ ruột bà cũng tự tử theo.
Trong khi đó, người cha nuôi Naniwa tích cực truyền bá vào đầu Yoshiko tinh thần võ sĩ đạo Nhật Bản và cả chủ nghĩa phát-xít cũng như hàng loạt những suy nghĩ bạo lực, chuyên chế, tàn bạo….
Cách giáo dục đó đã khiến Yoshiko ngày càng trở nên hoang dại, bướng bỉnh. Nàng cưỡi ngựa đến trường, mặc quần áo đàn ông và cắt tóc ngắn như con trai - một điều gây sốc đối với xã hội Nhật Bản khi đó.
Yoshiko mặc quần áo đàn ông và cưỡi ngựa như nam giới.
"Tôi đã quyết định rằng mình mãi mãi sẽ không là phụ nữ nữa”, nàng cách cách chia sẻ về sự nổi loạn thời trẻ của mình.
Khi còn nhỏ còn đi học, Yoshiko từng nói với các bạn cùng lớp rằng: "Nếu có ba nghìn binh sĩ, tôi sẽ lấy lại Trung Quốc".
Cha nuôi của Yoshiko cũng hết lòng khuyến khích con gái nuôi trở về Trung Quốc và khôi phục lại quyền lực của hoàng tộc.
Tuy nhiên sau này Yoshiko tiết lộ đã bị cha nuôi hãm hiếp năm 17 tuổi, khiến cô phải bỏ nhà ra đi. Từ Tokyo, Yoshiko tới Thượng Hải.
Năm 1931, nàng cách cách nổi loạn 24 tuổi không gia đình, tiền bạc hay triển vọng, sống trôi dạt từ vũ trường, quán bar đến sòng bạc. Không có việc làm, Yoshiko phải nghĩ ra cách nào đó để kiếm tiền nuôi sống bản thân.
Đó là khi Yoshiko nhận được cuộc gọi từ Đạo quân Quan Đông của Nhật Bản. Đạo quân Quan Đông thời điểm đó đã xâm chiếm Mãn Châu, Trung Quốc, dựng lên một quốc gia bù nhìn mới ở đây, gọi là Mãn Châu Quốc và thuyết phục Phổ Nghi trở thành người đứng đầu Mãn Châu Quốc.
Năm 1945, Yoshiko bị “thất sủng” trong quân đội Nhật và bị quản thúc tại gia.
Trở thành gián điệp Nhật Bản và cái kết bi thảm
Nguồn gốc hoàng tộc cũng như lối sống phiêu lưu mạo hiểm và kỹ năng cải trang của Yoshiko đã khiến nàng trở thành một đối tượng tuyển dụng hấp dẫn của tình báo quân sự Nhật Bản.
Năm 1932, các cuộc biểu tình và làn sóng bạo lực chống Nhật Bản đã bị quân đội Nhật sử dụng như một sự biện minh cho cuộc xâm chiếm Thượng Hải. Nhờ có sự trợ giúp đắc lực của Yoshiko, quân đội Nhật gần như khống chế toàn bộ Thượng Hải, uy hiếp nghiêm trọng thủ đô của Trung Quốc lúc đó là Nam Kinh.
Yoshiko khi đó rất được quân đội Nhật Bản "trọng dụng" và được trao chức Tổng tư lệnh An Quốc quân (quân đội bù nhìn của Mãn Châu Quốc).
Yoshiko thậm chí còn được báo chí Nhật Bản ca ngợi là “Joan of Arc” (một nữ anh hùng dân tộc Pháp) của Mãn Châu Quốc. Nàng trở nên nổi tiếng, thậm chí còn trở thành nhân vật nữ anh hùng trong một số tiểu thuyết.
Yoshiko mặc quân phục.
Song lòng trung thành đối với triều Thanh khiến Yoshiko nhiều lần phản đối các chính sách đàn áp tàn bạo mà Nhật Bản sử dụng đối với người dân Trung Quốc. Điều này khiến nàng không còn được quân đội Nhật Bản trọng dụng và còn bị bắt giam vào năm 1934.
Mặc dù được tha 2 năm sau đó, sự nghiệp tình báo của Yoshiko cũng hoàn toàn chấm dứt. Nàng đã quá nổi tiếng nên không thể làm gián điệp được nữa, và cũng không còn nhận được sự tin tưởng từ người Nhật để được trở thành hình ảnh tuyên truyền.
Sau đó, sự kết thúc của Thế chiến II với thất bại của phát xít Nhật cũng là sự sụp đổ của Mãn Châu Quốc. Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc kiểm soát Mãn Châu. Yoshiko nhanh chóng bị truy bắt. Tháng 11/1945, nàng bị bắt tại Bắc Kinh và bị giam cầm suốt hơn 2 năm rưỡi trước khi bị bị kết án tử hình vì tội phản quốc.
Thi thể của Yoshiko bị bêu nơi công cộng sau khi bị hành quyết năm 1948.
Bản án được thực hiện vào ngày 25/3/1948. Mong muốn cuối cùng của Yoshiko là được hành quyết kín cũng không được chấp thuận, thay vào đó, Yoshiko bị xử tử công khai bằng một phát súng vào gáy. Thi thể cô sau đó được bêu nơi công cộng để răn đe.
Kết quả xét xử lại vụ án một người đàn ông nhiễm HIV cưỡng hiếp thiếu nữ bị tâm thần với án phạt mới vẫn khiến...
Nguồn: [Link nguồn]