Vệ tinh Liên Xô và thân tên lửa TQ đang lao vào nhau ngoài không gian: Có gây thảm họa?

Một vệ tinh từ thời Liên Xô đã không còn được sử dụng và phần thân của một tên lửa đang lao về phía vào nhau trong không gian, gây ra nguy cơ tai nạn thảm khốc, SCMP đưa tin.

Nguy cơ va chạm giữ vệ tinh cũ của Liên Xô và thân tên lửa của Trung Quốc là rất lớn, theo LeoLabs (ảnh: SCMP)

Nguy cơ va chạm giữ vệ tinh cũ của Liên Xô và thân tên lửa của Trung Quốc là rất lớn, theo LeoLabs (ảnh: SCMP)

LeoLabs – công ty chuyên sử dụng hệ thống radar để theo dõi những vệ tinh, mảnh vỡ không gian – cho rằng, có 10% vụ va chạm sẽ xảy ra vào lúc 1 giờ 56 phút sáng ngày 16.10, theo giờ Anh.

Theo LeoLabs, đối với nguy cơ va chạm giữa các vật thể trong vũ trụ, 10% đã là một tỷ lệ đáng lo ngại. Thực tế, chỉ 0,001% tỷ lệ xảy ra va chạm cũng khiến NASA phải di chuyển trạm vũ trụ của họ.

Hai vật thể này đều được xếp vào loại rác vũ trụ vì không còn giá trị sử dụng. Nếu vụ va chạm xảy ra, các mảnh vỡ sẽ bay theo mọi hướng.

Vì cả hai vật thể này đều không còn hoạt động nên không thể di chuyển chúng khỏi đường va chạm.

LeoLabs cho rằng, vụ va chạm có thể không gây nguy hiểm cho con người dưới mặt đất. Các vật thể đang ở khoảng cách 991 km so với mặt đất. Tuy nhiên, những mảnh vỡ của vụ va chạm sẽ gây ra vấn đề lớn trong không gian.

“Hàng nghìn, thậm chí là hàng chục nghìn mảnh vỡ bay lung tung sẽ là vấn đề cực kỳ đau đầu cho bất cứ vệ tinh nào đang hoạt động ngoài không gian. Quốc gia nào muốn phóng tàu vũ trụ, vệ tinh ra không gian cũng phải tính đến nguy cơ va chạm với các mảnh vỡ này”, Dan Ceperley – giám đốc của LeoLabs – nhận định.

Tuy nhiên, trái ngược với cảnh báo của LeoLabs, Tập đoàn Hàng không Vũ trụ Mỹ cho rằng, vụ va chạm “thảm khốc” này sẽ không xảy ra.

Các mảnh vỡ không gian va vào nhau và vỡ vụn luôn khiến giới khoa học “đau đầu” (ảnh: SCMP)

Các mảnh vỡ không gian va vào nhau và vỡ vụn luôn khiến giới khoa học “đau đầu” (ảnh: SCMP)

“Tôi không có ý xem nhẹ cảnh báo của LeoLabs nhưng theo tính toán của chúng tôi thì vụ va chạm này sẽ không xảy ra. Tôi khá tự tin về điều đó”, Ted Muelhaupt – chuyên gia phân tích mảnh vỡ không gian của Tập đoàn Hàng không Vũ trụ Mỹ – nhận xét.

Theo các nhà khoa học, gần 130 triệu mảnh rác vũ trụ đang bao quanh trái đất. Chúng đến từ các vệ tinh không còn hoạt động, tàu vũ trụ hỏng… Những mảnh này di chuyển với tốc độ nhanh gấp 10 lần vận tốc đạn bắn, đủ mạnh để phá hủy những thiết bị vũ trụ quan trọng nếu xảy ra va chạm.

Một phi hành gia nếu bị các mảnh rác vũ trụ va trúng cũng có thể mất mạng, theo SCMP.

Vệ tinh cũ của Liên Xô và thân tên lửa của Trung Quốc có tổng trọng lượng gần 3 tấn. Nếu hai vật thể này va chạm, một “đám mây” mảnh vỡ sẽ hình thành. NASA đã nhận được cảnh báo về nguy cơ va chạm tiềm tàng này.

Nguồn: [Link nguồn]

Mỹ cảnh báo nguy cơ Trung Quốc độc quyền sở hữu trạm vũ trụ

Giám đốc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) Jim Bridenstine phát biểu trước quốc hội Mỹ ngày 23.9, rằng cần phải tiếp...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN