“Vệ binh bầu trời Nga” tạo vùng không thể xâm phạm phía nam Moscow

Tổ hợp phòng không S-300 của Nga được cho là đã chứng minh năng lực chiến đấu hiệu quả khi ngăn chặn nhiều đợt tấn công nhằm vào căn cứ quân sự Nga ở Syria, bao gồm cả đòn tấn công bằng máy bay không người lái với số lượng lớn.

Nga luôn trang bị cho các đơn vị phòng không xung quanh Moscow nhữn hệ thống phòng thủ tối tân nhất.

Nga luôn trang bị cho các đơn vị phòng không xung quanh Moscow nhữn hệ thống phòng thủ tối tân nhất.

Theo Sputnik, với những kinh nghiệm thực chiến ở Syria cũng như năng lực nghiên cứu của các kỹ sư Nga, quân đội Nga mới đây đã đưa vào sử dụng tổ hợp S-300 MP2 Favorit (NATO gọi là SA-20b Gargoyle). Đây là phiên bản nâng cấp mới nhất của “rồng lửa” S-300 và những tổ hợp đầu tiên được đưa đến trực chiến ở thành phố Voronezh, cách thủ đô Moscow khoảng 500km.

Theo báo Nga, sự xuất hiện của các tổ hợp phòng không mới giúp gia tăng đáng kể năng lực bảo vệ phía nam Moscow, cũng như các căn cứ quân sự và một nhà máy điện hạt nhân.

Tổ hợp S-300MP2 mới nhất dĩ nhiên không thể có đặc tính chiến đấu ngang với S-400, nhưng vẫn là phiên bản nâng cấp đáng kể. Phạm vi bắn hạ mục tiêu trên bầu trời được mở rộng gấp đôi, lên tới 200km, đánh chặn tên lửa đạn đạo cách 40km.

Người đứng đầu đơn vị tên lửa Nga, Evgeny Dunaev nói S-300MP2 nâng cao đáng kể năng lực nhận diện, theo dõi và đánh chặn mục tiêu từ xa, nhưng vẫn đảm bảo khả năng di chuyển linh hoạt.

“Tổ hợp S-300MP2 vẫn rất linh hoạt, cho phép chúng tôi thay đổi vị trí trực chiến ngay lập tức. Từ lúc dừng xe phóng đến lúc sẵn sàng khai hỏa chỉ 5 phút. Hệ thống phòng không này hoạt động trên mọi địa hình, mọi điều kiện thời tiết, vào bất cứ thời điểm nào trong ngày”, Dunaev giải thích.

Theo báo Nga, tên lửa S-300 phiên bản nâng cấp mới nhất chỉ mất 60-90 giây sau khi phát hiện mục tiêu để tung đòn đánh chặn, từ khoảng cách xa nhất. Tên lửa đánh chặn đạt tốc độ tối đa tới 2.100 km/giờ, bao phủ phạm vi 200km trong 1,5 phút.

Bên cạnh việc nâng cấp năng lực chiến đấu, tổ hợp S-300MP2 cũng có những thay đổi giúp binh sĩ thao tác dễ dàng hơn. Binh sĩ Nga có thể thiết lập chế độ tự động tác chiến  trong một số điều kiện chiến đấu phù hợp.

Mọi hoạt động từ phát hiện, theo dõi cho đến ngắm bắn mục tiêu đều có thể vận hành tự động, chỉ cần quyết định khai hỏa cuối cùng của con người, theo báo Nga.

Tổ hợp cũng đưa ra những dữ liệu báo cáo để binh sĩ ngay lập tức đánh giá xem đã bắn trúng mục tiêu hay chưa mà không cầm tham khảo các hệ thống radar khác hay vệ tinh.

”Rồng lửa” S-300, S-400 lừng danh của Nga không nhận ra tiêm kích Israel bay ngay trên đầu?

Các hệ thống tên lửa S-300 và S-400 của Nga, vốn được coi là một trong những vũ khí phòng không tiên tiến nhất trên thế...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Sputnik ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN