Văn Miếu trông sẽ thế nào nếu Trái đất nóng thêm 3 độ C?

Sự kiện: Bí ẩn khoa học

Theo phân tích của Climate Central, một tổ chức khoa học có trụ sở tại bang New Jersey (Mỹ), Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ và Indonesia là những quốc gia dễ bị tổn thương nhất của hiện tượng nước biển dâng.

Văn Miếu trông sẽ thế nào nếu Trái đất nóng thêm 3 độ C? - 1 Văn miếu hiện tại (kéo sang phải) và hình ảnh mô phỏng nếu bị nước dâng cao gây ngập lụt.

Văn miếu hiện tại (kéo sang phải) và hình ảnh mô phỏng nếu bị nước dâng cao gây ngập lụt.

Một nghiên cứu mới của Climate Central cho biết, 50 thành phố gần biển trên thế giới sẽ cần thực hiện các biện pháp thích ứng chưa từng có để ngăn nước biển dâng "nhấn chìm" các khu vực đông dân nhất.

Văn Miếu trông sẽ thế nào nếu Trái đất nóng thêm 3 độ C? - 3 Cảnh tượng tại Điện Buckingham ở London, Anh, nếu nước biển dâng cao.

Cảnh tượng tại Điện Buckingham ở London, Anh, nếu nước biển dâng cao.

Hợp tác của các nhà nghiên cứu tại Đại học Princeton và Viện Nghiên cứu Tác động Khí hậu Potsdam ở Đức, Climate Central đưa ra hình ảnh mô phỏng một số khu vực trên thế giới sẽ thay đổi ra sao nếu Trái đất nóng lên 3°C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Climate Central lấy hình ảnh Văn Miếu ở Hà Nội và đưa ra ảnh so sánh mô phỏng nước biển dâng cao như thế nào. Theo phân tích của Climate Central, Văn Miếu chỉ bị ngập một phần, trong khi Bảo tàng Chhatrapati Shivaji Maharaj Vastu Sangrahalaya ở Mumbai, Ấn Độ, chìm sâu dưới biển, theo mô phỏng của Climate Central.

Văn Miếu trông sẽ thế nào nếu Trái đất nóng thêm 3 độ C? - 5 Bảo tàng Chhatrapati Shivaji Maharaj Vastu Sangrahalaya ở Mumbai, Ấn Độ, cũng chìm sâu dưới biển.

Bảo tàng Chhatrapati Shivaji Maharaj Vastu Sangrahalaya ở Mumbai, Ấn Độ, cũng chìm sâu dưới biển.

“Lựa chọn ngày hôm nay sẽ định hình tương lai sau này của chúng ta”, Benjamin Strauss, nhà khoa học hàng đầu ở Climate Central, tác giả nghiên cứu, nói.

Trái đất hiện ấm lên 1,2 độ C so với thời kì tiền công nghiệp và các nhà khoa học kêu gọi khống chế mức tăng nhiệt độ ở ngưỡng 1,5 độ C, để tránh những hệ quả tiêu cực do nước biển dâng.

Nhưng ngay cả trong kịch bản khả quan nhất, tức là lượng khí thải nhà kính giảm mạnh ngay từ bây giờ, tiến tới không phát thải vào năm 2050, Trái đất vẫn sẽ ấm lên hơn 1,5 độ C và sau đó nguội dần.

Văn Miếu trông sẽ thế nào nếu Trái đất nóng thêm 3 độ C? - 7 Nước biển dâng ở tòa thị chính Durban, Nam Phi.

Nước biển dâng ở tòa thị chính Durban, Nam Phi.

Trong kịch bản ít khả quan hơn, Trái đất có thể ấm lên 3 độ C vào năm 2060 hoặc 2070, khiến nước biển không ngừng dâng cao trong hàng thập kỷ.

Nhóm nghiên cứu của Climate Central sử dụng dữ liệu dân số và các dữ liệu khác để phân tích các khu vực trên thế giới dễ bị tổn thương nhất do mực nước biển dâng, đặc biệt là ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Văn Miếu trông sẽ thế nào nếu Trái đất nóng thêm 3 độ C? - 9 Mô phỏng cảnh nước biển dâng cao ở Santa Monica, bang California, Mỹ.

Mô phỏng cảnh nước biển dâng cao ở Santa Monica, bang California, Mỹ.

Kết quả cho thấy 8 trong 10 quốc gia dễ bị tổn thương nhất vì nước biển dâng đến từ châu Á, với khoảng 600 triệu người bị ảnh hưởng.

Theo phân tích của Climate Central, Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ và Indonesia là những quốc gia dễ bị tổn thương nhất của hiện tượng nước biển dâng.

Văn Miếu trông sẽ thế nào nếu Trái đất nóng thêm 3 độ C? - 11 Mô phỏng cảnh quảng trường Plaza de la Catedral ở Cuba chìm trong nước biển nếu Trái đất nóng thêm 3 độ C.

Mô phỏng cảnh quảng trường Plaza de la Catedral ở Cuba chìm trong nước biển nếu Trái đất nóng thêm 3 độ C.

Nếu Trái đất ấm lên 3 độ C, khoảng 200 triệu người Trung Quốc sống ở các khu vực có nguy cơ ngập lụt cao về lâu dài.

“Trái đất ngày càng ấm lên đòi hỏi biện pháp đối phó chưa từng có với các thành phố ven biển”, các nhà nghiên cứu viết. “Một số biện pháp có thể được thực hiện thông qua việc tuân thủ chặt chẽ thỏa thuận Paris, đặc biệt là kiềm chế hiện tượng ấm lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C”.

Văn Miếu trông sẽ thế nào nếu Trái đất nóng thêm 3 độ C? - 13 Cảnh tượng nước biển dâng cao tại bảo tàng Riverside ở Glasgow, Scotland.

Cảnh tượng nước biển dâng cao tại bảo tàng Riverside ở Glasgow, Scotland.

Nhưng không dễ để xây dựng cơ sở hạ tầng ứng phó hiện tượng nước biển dâng ở vùng ven biển, vì tiêu tốn chi phí rất lớn. Chỉ một số nước giàu như Mỹ và Anh mới có nguồn lực để đối phó, các quốc gia có thu nhập thấp có thể bị bỏ lại phía sau, theo nghiên cứu của Climate Central.

Quận sầm uất nhất New York ”chẳng bao lâu” nữa sẽ chìm dưới nước biển

Thị trưởng New York Bill de Blasio công bố kế hoạch táo bạo lên tới 10 tỷ USD để ngăn nước dâng cao, nhấn chìm quận Manhattan...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - CNN ([Tên nguồn])
Bí ẩn khoa học Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN