Vai trò quan trọng của Indonesia sau vụ kiện Biển Đông
Với dân số gần 300 triệu người và lớn thứ 3 châu Á, Indonesia là một quốc gia có thể mang lại nhiều sự thay đổi cho Biển Đông vốn đang dậy sóng sau phán quyết vụ kiện Biển Đông.
Indonesia sẽ đưa máy bay chiến đấu F16 ra quần đảo Natuna (Ảnh minh họa)
Sau khi phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực LHQ đưa ra ngày 12.7, Trung Quốc đã có nhiều phản ứng gay gắt. Giờ là thời điểm để Indonesia có động thái khôn ngoan và phù hợp trong bối cảnh căng thẳng ngày càng gia tăng.
Bắc Kinh đã ngang ngược tuyên bố nước này sẽ không tuân thủ phán quyết của tòa The Hague và từ chối tham gia bất kì vụ kiện nào do Manila khởi xướng từ năm 2013.
Trong bối cảnh chưa rõ Trung Quốc sẽ phản ứng ra sao, Indonesia chắc chắn là một tác nhân quan trọng trong khu vực giúp Biển Đông bớt căng thẳng.
Phán quyết của tòa án rất rõ ràng: Trung Quốc không có cơ sở để tuyên bố "quyền lịch sử" với những khu vực nằm trong "đường lưỡi bò" phi lý mà nước này vạch ra ở Biển Đông.
Indonesia từ lâu đã rất ủng hộ và tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước LHQ về Luật biển UNCLOS đưa ra năm 1982.
Năm 2002, Indonesia từng chấp nhận phán quyết của Tòa Công lý Quốc tế về hai hòn đảo Sipadan và Ligitan ngoài khơi Borneo. Chính quyền Jakarta đã chấp nhận trao trả hai hòn đảo này cho Malaysia.
Nếu Indonesia có thể thuyết phục Trung Quốc cũng có hành động tương tự, Biển Đông chắc hẳn không phức tạp đến vậy.
Trung Quốc không muốn từ bỏ tham vọng chiếm đảo nhưng cũng không muốn mất mặt. Manila và đồng minh, trong đó có Mỹ cũng không nên quá vui mừng khi phán quyết Biển Đông được công bố.
Điều quan trọng lúc này là căng thẳng khu vực phải hạ nhiệt và mâu thuẫn giữa các bên phải giải quyết. Nếu không thực hiện được việc này, châu Á sẽ bị cô lập và một thế trận Chiến tranh Lạnh mới, lần này giữa Trung Quốc và Mỹ.
Đảo Natuna của Indonesia, nơi tàu cá Trung Quốc thường xuyên xâm phạm và đánh bắt trái phép.
Phán quyết của tòa án quốc tế cho phép những quốc gia tranh chấp chủ quyền ngồi lại và cùng nhau tìm kiếm giải pháp chung bằng biện pháp hòa bình. Năm 2002, tuyên bố ASEAN-Trung Quốc từng thông qua nhằm đạt được bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông.
Dù Indonesia vẫn có mâu thuẫn chủ quyền với Trung Quốc về đánh bắt cá ở đảo Natuna tuy nhiên Jakarta nên tránh làm căng thẳng thêm tiếp diễn. Indonesia cần thiết phải dập tắt những mầm mống khi Bắc Kinh ngang ngược không nghe theo phán quyết của tòa.
Indonesia là quốc gia lớn nhất ở ASEAN, là nước lớn thứ 3 ở châu Á và có vị thế tương đối lớn với Trung Quốc. Chính trị Indonesia thực sự sẽ được “thử lửa” qua bài toán Biển Đông hóc búa này.