Vắc xin ADN đầu tiên trên thế giới sắp được đưa vào sử dụng

Theo truyền thông Ấn Độ, loại vắc xin ADN này sẽ giảm đáng kể các tác dụng phụ nhờ được tiêm theo cách đặc biệt. 

Vắc xin ADN đầu tiên trên thế giới sẽ sớm được sử dụng tại Ấn Độ. Ảnh minh họa: News Medical

Vắc xin ADN đầu tiên trên thế giới sẽ sớm được sử dụng tại Ấn Độ. Ảnh minh họa: News Medical

Theo NDTV, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 25/12 tuyên bố, vắc xin ADN đầu tiên trên thế giới sắp được đưa vào sử dụng.

"Vắc xin ADN đầu tiên trên thế giới sẽ sớm được triển khai tiêm chủng ở Ấn Độ", ông Modi phát biểu trên truyền hình. 

Vắc xin ADN, do công ty dược phẩm Zydus Cadila của Ấn Độ sản xuất, đã nhận được giấy phép sử dụng khẩn cấp để cung cấp 10 triệu liều ZyCoV-D - vắc xin ADN đầu tiên trên thế giới - hồi tháng 8. Loại vắc xin này có hiệu quả bảo vệ lên đến 66% trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III trên hơn 28.000 người tình nguyện.

Theo trang Mint, vắc xin ADN sẽ dùng một dụng cụ tiêm không có kim tiêm, được gọi là PharmaJet. Việc sử dụng cách tiêm đặc biệt này sẽ không gây đau đớn trên da, cũng như giảm đáng kể các tác dụng phụ, theo nhà sản xuất. 

Theo Cơ quan quản lý Dược phẩm Ấn Độ, do sử dụng công nghệ dựa trên plasmid ADN nên ZyCoV-D có thể được điều chỉnh để đối phó với các đột biến mới của virus SARS-CoV-2.

Công ty Zydus Cadila đã nhận được đơn đặt hàng cung cấp 10 triệu liều ZyCoV-D cho chính phủ Ấn Độ với mức giá 265 Rupee Ấn Độ (khoảng 80.000 đồng)/liều. 

ZyCoV-D là vắc xin gồm 3 liều được tiêm cách nhau 28 ngày. Đối tượng tiêm là người từ 12 tuổi trở lên.

Trong ngày 25/12, Thủ tướng Modi cũng tuyên bố một số quyết định quan trọng khác, bao gồm việc bắt đầu tiêm chủng cho thanh thiếu niên tuổi từ 15 đến 18 từ ngày 3/1/2022. Ngoài ra, các nhân viên y tế tuyến đầu sẽ được tiêm mũi nhắc lại từ ngày 10/1 năm 2022. 

Tới ngày 25/12, Ấn Độ có hơn 90% dân số trưởng thành đã được tiêm một mũi vắc xin và hơn 61% dân số trưởng thành hoàn thành tiêm chủng đầy đủ.  

Vắc xin COVID-19 thế hệ hai hứa hẹn tạo ra miễn dịch mạnh mẽ, dập tắt đại dịch

Dữ liệu ban đầu cho thấy, một phương pháp mới của nhóm nghiên cứu Đại học Western Ontario (chuyên về nghiên cứu có trụ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN