Ứng viên Thủ tướng Đức muốn Ukraine ra "tối hậu thư" cho Nga
Chính trị gia này cảnh báo nếu Nga không đồng ý với "tối hậu thư", phương Tây sẽ có nước đi quyết liệt hơn.
Ông Friedrich Merz, ứng viên thủ tướng Đức năm 2025. Ảnh: Getty
Trong cuộc phỏng vấn của tạp chí Stern (Đức) cuối tuần qua, nghị sĩ Đức Friedrich Merz, ứng viên thủ tướng của đảng Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU), tuyên bố, các nước phương Tây nên cho phép Ukraine ra "tối hậu thư" với Moscow. Và nếu Moscow không làm theo, phương Tây nên cho phép Kiev tấn công tên lửa tầm xa vào sâu trong lãnh thổ Nga.
Khi được tạp chí Stern hỏi liệu ông có cung cấp tên lửa tầm xa Taurus cho Kiev nếu ông được bầu làm Thủ tướng Đức hay không, ông Merz nói: "Đức phải làm mọi thứ để đảm bảo Ukraine có thể thành công trong cuộc xung đột với Nga, ngoại trừ việc tham gia xung đột".
Sau đó, chính trị gia này tiếp tục nói rằng ông để ngỏ khả năng gửi tên lửa tầm xa và đề xuất những gì mà một số phương tiện truyền thông Đức gọi là "tối hậu thư".
Ông Merz đề xuất "trao cho chính phủ Kiev quyền nói rằng, nếu việc ném bom của Nga không dừng lại trong vòng 24 giờ, các giới hạn về phạm vi sử dụng ... vũ khí sẽ được phương Tây dỡ bỏ".
“Nếu thế vẫn chưa đủ, Taurus sẽ được chuyển đến sau đó một tuần”, chính trị gia này nói thêm.
Bình luận về tuyên bố của ông Merz vào ngày 12/11, Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev nói rằng vị nghị sĩ Đức này về cơ bản đang "kéo chiến tranh đến lãnh thổ của họ".
Theo đài RT của Nga, Kiev từ lâu đã thúc giục Berlin cung cấp cho quân đội Ukraine tên lửa hành trình tầm xa Taurus - loại vũ khí do Đức sản xuất có tầm bắn khoảng 500 km.
Chính phủ Ukraine cũng đang kêu gọi phương Tây cho phép quân đội nước này tấn công sâu vào bên trong lãnh thổ Nga bằng vũ khí do phương Tây cung cấp. Yêu cầu này của Kiev cho đến nay vẫn chưa được chấp thuận.
Moscow đã nhiều lần cảnh báo sự tham gia ngày càng tăng của phương Tây vào cuộc xung đột có nguy cơ dẫn đến đối đầu trực tiếp giữa Nga và NATO.
Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh thay đổi học thuyết hạt nhân của quốc gia này để cho phép triển khai vũ khí hạt nhân nếu Kiev sử dụng tên lửa tầm xa do một quốc gia có vũ khí hạt nhân cung cấp để tấn công lãnh thổ Nga.
Trong khi Mỹ và một số nước phương Tây đã gửi cho Ukraine những vũ khí tầm xa thì Đức vẫn từ chối chuyển giao tên lửa tầm xa Taurus cho Kiev. Nguyên...
Nguồn: [Link nguồn]