Ukraine và Moldova chính thức đàm phán gia nhập EU: Điều gì sẽ xảy ra?

Chủ tịch Ủy ban châu Âu cho rằng "con đường gia nhập EU của Ukraine và Moldova đầy cơ hội nhưng cũng không ít thách thức".

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen và Tổng thống Ukraine Zelensky trong một sự kiện ngày 11/6/2024. Ảnh: AFP

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen và Tổng thống Ukraine Zelensky trong một sự kiện ngày 11/6/2024. Ảnh: AFP

Theo CNN, các cuộc đàm phán gia nhập EU của Ukraine và Moldova đã chính thức bắt đầu từ ngày 25/6. Tuy nhiên, việc gia nhập của hai nước này được cho là quá trình lâu dài.

Trên mạng xã hội X, chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen viết: "Chúc mừng Moldova và Ukraine đã chính thức đàm phán gia nhập EU. Đây là một tin tốt với người Ukraine, Moldova và toàn thể EU. Chặng đường phía trước đầy cơ hội nhưng cũng không ít thách thức".

Ukraine và Moldova lần đầu tiên nộp đơn xin gia nhập EU vào năm 2022, ngay sau khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra. Con đường gia nhập EU của hai quốc gia này được nhận định là không suôn sẻ.

Hungary đã trì hoãn một số vấn đề liên quan đến Ukraine, bao gồm cả viện trợ quân sự và tài chính. Tháng 12/2023, Thủ tướng Hungary Viktor Orban tuyên bố sẽ ngăn chặn nỗ lực bắt đầu đàm phán gia nhập EU của Kiev. Ông Orban sau đó không còn phản đối việc này nhưng được cho là vẫn còn nhiều dịp để có thể khiến Ukraine "thất vọng".

Con đường trở thành thành viên EU yêu cầu các quốc gia ứng viên phải đáp ứng một loạt tiêu chí trước khi bước vào quá trình đàm phán chi tiết - được gọi là các chương của thỏa thuận - bao gồm nhiều lĩnh vực, từ tiêu chuẩn kinh tế đến pháp quyền. Tổng cộng có 35 chương - tất cả đều phải được sự đồng ý của các bên tham gia đàm phán, bao gồm 27 nước thành viên EU.

Quá trình mở đường, đàm phán và kết thúc toàn bộ 35 chương dự kiến mất hơn một thập kỷ với cả Ukraine và Moldova. Tuy nhiên, hai nước này đều chưa đáp ứng được các tiêu chí để đến được giai đoạn đàm phán về 35 chương này. 

Việc đáp ứng các tiêu chí đặc biệt phức tạp với Ukraine vì nước này đang có xung đột. Moldova cũng gặp khó khăn trong nước khi có bất ổn ở khu vực đòi ly khai Transnistria (xu hướng thân Nga). Hiện tại, Transnistria vẫn được quốc tế công nhận là một phần thuộc Moldova. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng khi các vấn đề liên quan đến Transnistria chưa được giải quyết, Moldova rất khó có thể gia nhập EU.

Ngoài khía cạnh về thủ tục và thực tế, còn có một khía cạnh chính trị có thể làm phức tạp quá trình gia nhập EU của Ukraine và Moldova. Mở rộng khối sang phía đông châu Âu sẽ có hệ quả với các thành viên EU còn lại. Cả Ukraine và Moldova có khả năng sẽ là các quốc gia nhận được nhiều tài trợ từ ngân sách EU hơn là đóng góp vào đó.

Điều này khiến cho việc thuyết phục các quốc gia thành viên hiện tại của EU trở nên khó khăn hơn, vì chi tiêu của họ sẽ tăng lên và phần họ nhận được từ ngân sách tổng thể của EU sẽ giảm xuống.

Theo CNN, việc mở rộng EU sẽ có ảnh hưởng đến các ngành của các quốc gia thành viên. Ví dụ, Ukraine đã gặp khó khăn với các đối tác châu Âu về vấn đề nông nghiệp. Ba Lan, quốc gia láng giềng ủng hộ Ukraine trong cuộc xung đột, đã cấm Kiev xuất khẩu ngũ cốc sang nước này vì gây thiệt hại cho nông dân địa phương. Căng thẳng giữa hai nước có lúc leo thang đến mức Warsaw đình chỉ viện trợ quân sự cho Kiev.

Ngoài ra, việc chấp nhận Ukraine và Moldova vào EU sẽ đồng nghĩa với việc có thêm khoảng 40 triệu công dân Đông Âu gia nhập khối. Điều này có nghĩa là 40 triệu công dân này có quyền tự do đi lại trong khối. Khi Đông Âu đang có xung đột, nhiều người muốn rời khỏi các khu vực có giao tranh.

Việc chấp nhận Ukraine và Moldova vào EU cũng sẽ làm dịch chuyển cán cân quyền lực của khối về phía đông. Theo CNN, các nước Đông Âu có quan điểm chính trị khác với các nước Nam và Tây Âu.

Các khía cạnh kể trên có thể khiến một số quốc gia thành viên EU muốn cản trở và làm chậm quá trình gia nhập của Ukraine và Moldova. Điều này sẽ không xảy ra, nếu có một số biện pháp nhất định được áp dụng để bảo vệ các vị trí đặc quyền của họ trong khối.

Theo CNN, việc Ukraine và Moldova chính thức mở màn đàm phán gia nhập EU ngày 25/6 chỉ mang tính biểu tượng và vẫn còn một chặng đường dài để hai quốc gia này có thể chính thức là thành viên của EU.

Trong phát biểu ngày 10/11 trên đài phát thanh nhà nước, Thủ tướng của quốc gia này tuyên bố, không ủng hộ EU bắt đầu các cuộc đàm phán về tư cách...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tâm Hoa - CNN ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN