Ukraine thu giữ tên lửa hành trình tàng hình gần như nguyên vẹn của Nga?
Những hình ảnh do không quân Ukraine đăng tải cho thấy vật thể gần như nguyên vẹn dường như là tên lửa hành trình tàng hình Kh-101 của Nga.
Tên lửa Kh-101 của Nga rơi ở Ukraine.
Theo báo Mỹ The Drive, vật thể giống tên lửa hành trình Kh-101 của Nga bị các lực lượng Ukraine bắn rơi hôm 26/1 ở tỉnh Vinnytsia. Hôm 26/1, Ukraine tuyên bố đánh chặn 47 tên lửa hành trình Nga, bao gồm mẫu Kh-101.
Kh-101 là một trong những mẫu tên lửa hành trình phóng từ máy bay hiện đại nhất trong kho vũ khí Nga hiện nay. Tên lửa Kh-101 được Nga phát triển nhằm thay thế mẫu Kh-55, bổ sung thêm khả năng tàng hình nhờ thiết kế mới.
Tên lửa gần như còn nguyên vẹn, chỉ thiếu phần động cơ phía sau.
Nga lần đầu sử dụng tên lửa Kh-101 trong chiến đấu vào năm 2015, khi các oanh tạc cơ chiến lược Tu-160 và Tu-95MS phóng tên lửa ở Syria.
Kh-101 có tầm bắn tối đa khoảng 2.800km, nặng 450kg. Trong cuộc xung đột ở Ukraine, Nga thường sử dụng mẫu tên lửa hiện đại này để tấn công các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Ukraine.
12 tên lửa Kh-101 được đặt ở phía trước, đằng sau là tên lửa Kh-55 và oanh tạc cơ Tu-160.
Trong các bức ảnh do không quân Ukraine đăng tải, phần cánh tên lửa vẫn gắn với thân khi rơi xuống đất. Thứ duy nhất bị thiếu là động cơ phía sau.
Tên lửa nằm lộn ngược trên mặt đất, nhưng có thể quan sát thấy hệ thống dẫn đường Otblesk-U. Hệ thống này kết hợp với các radar và cảm biến giúp quét địa hình bên dưới để tên lửa tập kích mục tiêu ở độ cao thấp. Tên lửa có thể bay sát mặt đất ở khoảng cách từ 20 - 70 mét khi lao tới mục tiêu trong giai đoạn cuối.
Quân đội Ukraine đã thu giữ tên lửa Kh-101 được Nga sử dụng trong cuộc tập kích ngày 26/1.
Theo The Drive, các tính năng dẫn đường của tên lửa Kh-101 tương tự như mẫu tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ. "Hệ thống Otblesk-U chỉ hoạt động ở giai đoạn cuối, khi tên lửa gần lao tới mục tiêu", chuyên gia quân sự Nga Piotr Butowski nói. Ở giai đoạn đầu sau khi phóng, tên lửa được dẫn đường bằng vệ tinh.
Phần thân tên lửa bị bắn rơi còn có tổng cộng 12 lỗ tròn, chia làm hai hàng. Theo The Drive, đây có thể hệ thống phòng vệ của tên lửa, với khả năng bắn ra đạn gây nhiễu để đánh lạc hướng vũ khí đánh chặn của đối phương.
Những lỗ tròn có thể bắn ra đạn gây nhiễu.
Không rõ Kh-101 có thể chủ động phóng ra đạn gây nhiễu khi phát hiện có vật thể đánh chặn lao tới hay không. Nhưng phi công Nga cũng có thể cài đặt phóng đạn gây nhiễu khi tên lửa bay qua từng khu vực cụ thể.
Theo báo Mỹ, đây không phải lần đầu trong xung đột ở Ukraine, các tên lửa Nga được phát hiện có khả năng phóng ra mồi bẫy hoặc đạn gây nhiễu. Tên lửa Iskander-M mà Nga sử dụng trong giao tranh cũng được trang bị mồi bẫy tương tự.
Cuộc xung đột ở Ukraine đang là "mỏ vàng" để Mỹ tìm hiểu về các vũ khí hiện đại mà Nga sử dụng. Tình báo Ukraine trước đây cho biết, các tên lửa Kh-101 do Nga chế tạo được trang bị nhiều linh kiện điện tử do phương Tây sản xuất.
Cựu Thủ tướng Anh Boris Johnson tố Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đe dọa tấn công ông bằng tên lửa, phía Nga bác bỏ.
Nguồn: [Link nguồn]