Ukraine thay đổi chiến thuật trong phản công
Ukraine được cho là đã thay đổi chiến thuật, tìm cách làm suy yếu các lực lượng phòng thủ Nga từ xa sau hơn hai tuần tìm cách xuyên thủng tuyến phòng thủ nhưng không đạt nhiều kết quả và chịu tổn thất lớn.
Một xe tăng Ukraine bị phá hủy trong giao tranh.
Kiev dường như lo ngại về tổn thất nếu tiếp tục phát động một cuộc tiến công lớn nhằm vào các vị trí phòng thủ của Nga, cựu giám đốc Cơ quan Tình báo Nước ngoài (VLA) của Estonia, Rainer Sachs đưa ra nhận định, theo báo Nga RT.
"Ukraine chuyển sang chiến thuật dùng các nhóm quân nhỏ, di chuyển thận trọng và chủ yếu dựa vào pháo kích", ông Sachs đưa ra nhận định trên truyền hình vào ngày 20/6. "Tôi không nghĩ rằng Ukraine có thể tạo ra bước tiến nhanh và tiến sâu sau khi thay đổi chiến thuật".
Ông Sachs cho rằng, Ukraine hiện đang bảo toàn lực lượng chủ lực huy động cho cuộc phản công. Trong hơn 2 tuần qua, các mũi tiến công của Ukraine chưa từng chạm đến phòng tuyến Nga, đã hứng chịu thương vong đáng kể và buộc phải rút lui.
"Ukraine giờ đây hi vọng có thể làm suy yếu các cứ điểm phòng thủ Nga bằng cách nã hỏa lực tầm xa và các hoạt động bí mật khác", ông Sachs đánh giá.
Chuyên gia Estonia cũng không cho rằng Kiev có thể mở cuộc đổ bộ vượt sông Dnipro sau khi nước rút do vụ vỡ đập ở tỉnh Kherson. Vấn đề mà Ukraine chưa thể giải quyết là việc Nga huy động trực thăng tấn công phóng tên lửa từ xa, trong khi các hệ thống phòng không của Kiev ở tiền tuyến không thể vươn tới.
Hôm 21/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng Ukraine đã giảm tần suất và cường độ tiến công sau những tổn thất lớn. Theo ông Putin, Ukraine đang tái tổ chức và tính toán lại chiến thuật. Tổng thống Nga cũng cảnh báo rằng, Ukraine vẫn còn tiềm lực quân sự với lực lượng dự bị có thể tung vào chiến đấu.
Ông Putin nhấn mạnh rằng, quân đội Nga sẽ không cho phép Ukraine có cơ hội vượt qua phòng tuyến và "Kiev biết rõ điều này".
Nguồn: [Link nguồn]
Tổng thống Ukraine Zelensky thừa nhận tốc độ phản công của quân đội Ukraine “chậm hơn mong đợi”, nhưng tuyên bố không chấp nhận “đóng băng” xung đột.