Ukraine sở hữu tên lửa đạn đạo mạnh tương đương Iskander-M của Nga?
Ukraine được cho là đạt năng lực chế tạo và vận hành tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn Grom-2 vào năm 2022, nhưng chưa có bằng chứng cụ thể cho thấy loại tên lửa này đã được sử dụng trong cuộc xung đột với Nga.
Ukraine từ lâu đã phát triển mẫu tên lửa đạn đạo tầm ngắn khai hỏa từ xe phóng di động.
Theo báo Mỹ The Drive, một loạt các vụ nổ xảy ra vào ngày 9/8 tại căn cứ không quân Saki ở bán đảo Crimea. Các nhân chứng cho biết đã nghe thấy ít nhất 12 tiếng nổ từ phía căn cứ. Ít nhất một người đã thiệt mạng.
Nga nói sự việc xảy ra là tai nạn, trong khi giới chức Ukraine đưa ra tuyên bố trái chiều. Tuy nhiên, Một số quan chức Ukraine nói đây là một vụ tấn công bằng vũ khí không xác định được phát triển ở trong nước.
Theo Aljazeera, một quan chức cấp cao của Ukraine cho rằng các vụ nổ ở Crimea có thể do những kẻ phá hoại gây ra và Kyev phủ nhận mọi trách nhiệm về vụ việc. Mykhailo Podolyak, cố vấn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, cũng cho rằng sự bất cẩn có thể là nguyên nhân gây ra các vụ nổ.
Trong video cập nhật tình hình chiến sự, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky không đề cập tới vụ nổ, nhưng cho biết quân đội nước này đang tập trung vào bán đảo Crimea.
Nếu thừa nhận thực hiện cuộc tấn công trên lãnh thổ mà Nga sáp nhập từ năm 2014, Kiev có thể bị Moscow cáo buộc vi phạm lằn ranh đỏ.
Vụ việc đặt ra câu hỏi là Ukraine từ lâu đã phát triển tên lửa đạn đạo tầm ngắn, vậy các tên lửa này đang ở đâu?
Hình ảnh xe phóng tên lửa đạn đạo Grom-2 từng xuất hiện trong quá khứ ở Ukraine.
Theo The Drive, văn phòng thiết kế Yuzhnoye của Ukraine đã nghiên cứu và phát triển mẫu tên lửa đạn đạo khai hỏa trên xe phóng di động từ những năm 2003. Nguồn gốc của dự án bắt nguồn từ khi Ukraine tách khỏi Liên Xô.
Trong những năm gần đây, Ukraine đã giới thiệu mẫu tên lửa đạn đạo chiến thuật Grom-2 với một số hình ảnh cụ thể. Trong bức ảnh chụp năm 2016, Ukraine công bố xe phóng tên lửa Grom-2 với hình dạng rất giống tên lửa đạn đạo Iskander-M do Nga phát triển.
Thông số kỹ thuật của tên lửa Grom-2 cũng rất giống với Iskander. Mẫu tên lửa này có tầm bắn tối đa 500km (phiên bản xuất khẩu giới hạn 280km), mang theo đầu đạn nặng 480kg, sử dụng hệ thống dẫn đường chủ động hoặc dẫn đường bằng vệ tinh.
Mẫu xe phóng có khả năng mang theo 2 đạn tên lửa với tính năng tương tự như mẫu Iskander-M của Nga.
Theo thiết kế, mỗi xe phóng Grom-2 có thể mang theo 2 đạn tên lửa, tương tự như Iskander-M. Ả Rập Saudi là quốc gia đã tài trợ một lượng lớn tiền của vào dự án và sẽ là khách hàng đầu tiên mua các tên lửa đạn đạo Grom-2 của Ukraine.
Cho đến nay, Ả Rập Saudi vẫn chưa nhận được các hệ thống tên lửa Grom-2 và bắt đầu tự phát triển tên lửa đạn đạo dựa vào sự giúp đỡ từ Trung Quốc.
Năm 2019, Ukraine nói quân đội nước này sẽ vận hành các tên lửa Grom-2 trong năm 2022. Ít nhất một tổ hợp tên lửa đã được chuyển giao cho quân đội Ukraine, gồm hai xe phóng, hai xe chỉ huy và xe radar.
Hiện chưa có bất cứ hình ảnh cụ thể nào về tổ hợp tên lửa đạn đạo tầm ngắn này trong biên chế quân đội Ukraine. Nhưng theo báo Mỹ The Drive, quân đội Ukraine đã từng gây bất ngờ sau vụ soái hạm Moskva của Hạm đội Biển Đen Nga bị chìm, nghi do trúng tên lửa chống hạm.
Trước vụ việc xảy ra với soái hạm Moskva, không ai biết quân đội Ukraine đã có năng lực vận hành tên lửa chống hạm Neptune với số lượng hạn chế.
Nguồn: [Link nguồn]
Một hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander-K của Nga gần đây tiến vào một khu rừng rậm rạp, khai hỏa dưới lớp ngụy trang kỹ lưỡng trong chiến dịch quân sự ở Ukraine.