Ukraine nói dùng tên lửa Mỹ phá hủy radar 100 triệu USD của Nga

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc
Nữ miền Bắc

Ukraine tuyên bố đã phá hủy hệ thống radar Nebo-M trị giá khoảng 100 triệu USD của Nga bằng tên lửa đạn đạo ATACMS của Mỹ.

"Các đơn vị của Lực lượng vũ trang Ukraine phá huỷ thành công trạm radar Nebo-M của Nga bằng tên lửa đạn đạo ATACMS" – Pravda dẫn thông báo từ Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine hôm 3-10 và nhấn mạnh – "Việc phá hủy radar Nebo-M làm giảm đáng kể khả năng phát hiện, theo dõi và đánh chặn các mục tiêu trên không của đối phương"

Các quan chức quân sự Ukraine thêm rằng Nebo-M là mục tiêu rất khó tấn công vì nó hoạt động ở chế độ tàng hình, quét đường chân trời để tìm mục tiêu trên không.

Trạm radar Nebo-M của Nga. Ảnh: Wikipedia.org

Trạm radar Nebo-M của Nga. Ảnh: Wikipedia.org

Ukraine cũng khẳng định Nga chỉ còn 10 hệ thống rada Nebo-M với chi phí cho một hệ thống lên tới hơn 100 triệu USD.

"Việc phá hủy radar Nebo-M sẽ tạo ra một 'hành lang trên không' thuận lợi cho việc sử dụng hiệu quả tên lửa hành trình Storm Shadow và SCALP-EG. Các hoạt động chiến đấu của lực lượng phòng thủ chống lại các mục tiêu quan trọng của đối phương vẫn tiếp tục" - Bộ Tổng tham mưu Ukraine kết luận.

Xung đột Nga – Ukraine đã kéo dài suốt hơn 2,5 năm qua nhưng chưa tìm ra một giải pháp ngoại giao giúp giảm leo thang. 

Trong bối cảnh đó, chính quyền Estonia đang xem xét về khả năng gửi binh sĩ tới khu vực phía Tây Ukraine để tham gia vào các nhiệm vụ phi chiến đấu.

"Chúng tôi hiện chưa đưa ra quyết định cụ thể" - Bộ trưởng Quốc phòng Estonia Hanno Pevkur phát biểu tại một sự kiện được tổ chức ở Warsaw - Ba Lan hôm hôm 2-10 và nhấn mạnh – "Trước hết, chúng tôi cần đảm bảo an toàn cho các binh sĩ của mình. Việc di chuyển một đơn vị có quy mô cỡ lữ đoàn với trang thiết bị quân sự sẽ là một mục tiêu quan trọng đối với người Nga".

Vẫn theo Bộ trưởng Quốc phòng Estonia, quyết định triển khai quân tới Ukraine phải được sự chấp thuận từ các quốc gia thành viên NATO khác, đồng thời phải tính tới tất cả những chi tiết như các biện pháp bảo vệ tương xứng, cũng như công tác hậu cần…

Bộ trưởng Quốc phòng Estonia Hanno Pevkur (ngồi giữa) phát biểu tại sự kiện ở Warsaw, Ba Lan hôm hôm 2-10. Ảnh: Hanno Pevkur/ X

Bộ trưởng Quốc phòng Estonia Hanno Pevkur (ngồi giữa) phát biểu tại sự kiện ở Warsaw, Ba Lan hôm hôm 2-10. Ảnh: Hanno Pevkur/ X

Estonia không phải quốc gia thành viên NATO đầu tiên nêu ý định gửi quân tới Ukraine. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong một sự kiện tổ chức ở Paris vào đầu năm nay cũng đề xuất các quốc gia phương Tây xem xét gửi bộ binh đến những tỉnh nằm ở phía Tây của Ukraine.

Ngoài ra, còn một số quốc gia khác, đặc biệt là các quốc gia vùng Baltic, đã công khai ủng hộ ý tưởng này hoặc bày tỏ sự quan tâm. Tuy nhiên, phần lớn NATO bao gồm cựu Tổng thư ký Jens Stoltenberg đã bác bỏ khả năng như vậy.

Nguồn: [Link nguồn]

Thống đốc vùng biên giới của Nga tuyên bố "hôm qua là ngày khủng khiếp" với toàn bộ vùng này.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hải Hưng ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN