Ukraine: ‘Nga dùng hỏa thần nhiệt áp để phá boongke’

Các chỉ huy quân sự Ukraine và quan chức Anh tin rằng Nga đang sử dụng một trong những loại vũ khí truyền thống đáng sợ nhất ở miền đông Ukraine.

Lực lượng dân quân ở Donetsk chuẩn bị phóng hệ thống phòng không di động ở vị trí gần Panteleimonivka ngày 28/5. (Ảnh: AP)

Lực lượng dân quân ở Donetsk chuẩn bị phóng hệ thống phòng không di động ở vị trí gần Panteleimonivka ngày 28/5. (Ảnh: AP)

Hệ thống phun lửa hạng nặng Solntsepeck, còn gọi là Heatwave, bắn ra các đầu đạn nhiệt áp tạo nên sức nổ cực lớn, đẩy sóng xung kích xuống boongke hoặc chiến hào.

“Bạn cảm thấy mặt đất rung chuyển”, đại tá Yevhen Shamataliuk, chỉ huy Lữ đoàn 95 của Ukraine, nói về lần các binh lính dưới quyền gặp phải vũ khí này của Nga ở chiến trường gần thành phố Izyum.

“Nó có sức hủy diệt lớn, phá hủy boongke, khiến boongke đổ sập”, ông Shamataliuk nói.

Mỹ và các nước khác cũng gắn đầu đạn nhiệt áp vào tên lửa và lựu đạn phóng tên lửa.

Ngày 5/4, quân đội Ukraine nói rằng họ đã phóng tên lửa Heatwave từ một hệ thống chiếm được để tấn công ngược lại quân Nga trong trận đánh gần Izyum.

Vũ khí nhiệt áp không nằm trong danh sách cấm của các công ước Geneva về chiến tranh.

Quân đội Nga từng đưa Heatwave đến chiến trường Syria, nhưng Ukraine nói rằng Nga hiện nay đang sử dụng vũ khí này một cách có hệ thống.

Loại vũ khí này còn được gọi là bom chân không, tạo ra một lớp sương mù hoặc bột dễ cháy để đốt cháy trong không khí, tạo nên lực nổ lớn và đuôi lửa kéo dài.

Vũ khí của Nga gồm một hộp chứa tên lửa nằm trên phương tiện giống như xe tăng. Nó có thể bắn ra tên lửa riêng lẻ hoặc một chuỗi liên tiếp. Tuy nhiên, Ukraine nói rằng hệ thống Heatwave không tạo nên hiệu quả mang tính quyết định trên chiến trường.

Được chế tạo từ những năm 1980 và từng được coi là sáng chế tuyệt vời và đáng sợ nhất trong những năm cuối của Liên Xô, Heatwave có tên gọi chính thức là súng phun lửa hạng nặng Tos-1. Tuy nhiên, vũ khí này cũng có một số nhược điểm.

Với tầm bắn chỉ gần 10km, vũ khí này cần được đưa đến gần chiến trường mới có tác dụng, khiến lực lượng vận hành dễ bị phục kích. Tháng 3 năm nay, một video do máy bay không người lái ghi lại cho thấy một vụ phục kích như vậy ở thị trấn Brovary ở ngoại ô thủ đô Kiev.

Việc đưa loại vũ khí này đến gần chiến trường cũng khiến đối phương có thể chiếm được. Binh lính Ukraine viết trên mạng xã hội rằng họ đã chiếm được 5 hệ thống như vậy.

Nguồn: [Link nguồn]

Video: Pháo nhiệt áp TOS-1A của Nga nã hỏa lực nhằm vào mục tiêu quân đội Ukraine

Video mới được công bố, cho thấy cảnh lực lượng Nga nã hỏa lực dữ dội nhằm vào một mục tiêu của quân đội Ukraine.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bình Giang ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN