Ukraine 'nắm thóp' lỗ hổng phòng không Nga

Những hệ thống phòng không Nga không được thiết kế để đối phó các cuộc tấn công của Ukraine ở phía nam, mà là để đối phó các cuộc tấn công của NATO ở phía tây.

Báo cáo của Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW-Mỹ, nghiên cứu về vấn đề quốc phòng và đối ngoại) cho hay Ukraine đang khai thác các lỗ hổng trong hệ thống phòng không Nga, vốn được thiết kế cho loại chiến tranh khác.

Ukraine "nắm thóp" lỗ hổng phòng không Nga

Theo trang Business Insider, báo cáo của ISW cho hay hệ thống phòng không Nga ở vùng Leningrad, gần TP St Petersburg, có vẻ không hoạt động tốt.

Theo ISW, những hệ thống này không được thiết kế để đối phó các cuộc tấn công của Ukraine ở phía nam, mà là để đối phó các cuộc tấn công của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở phía tây.

Lính cứu hỏa dập tắt đám cháy tại cảng Ust-Luga hôm 20-1. Ảnh: Kingisepp District Administration/TASS

Lính cứu hỏa dập tắt đám cháy tại cảng Ust-Luga hôm 20-1. Ảnh: Kingisepp District Administration/TASS

Đêm 20-1, Ukraine sử dụng máy bay không người lái (UAV) tấn công kho chứa khí đốt Ust-Luga gần TP St Petersburg và một nhà máy quân sự ở Tula gần thủ đô Moscow hôm 21-1. Nhà máy này sản xuất hệ thống phòng không Pantsir-S.

Những cuộc tấn công trên của Ukraine làm căng thẳng các hệ thống phòng không Nga. Moscow đang cố gắng bố trí thêm hệ thống phòng không ở biên giới phía tây trong bối cảnh căng thẳng dâng cao với NATO. Trong khi đó, Nga cũng đang đối phó các cuộc tấn công bằng UAV của Ukraine từ phía nam.

“Việc các lực lượng Nga sử dụng các hệ thống tầm ngắn như Pantsir không thể bao phủ tất cả các mục tiêu tiềm tàng quan trọng ở Leningrad nếu không đưa thêm hệ thống tới khu vực. Và việc Ukraine tiếp tục tấn công vào các khu vực nằm sâu trong lãnh thổ Nga cũng có thể làm tăng thêm áp lực lên hệ thống phòng không Nga” – ISW nhận định.

Cuộc tấn công hôm 20-1 xảy ra sau cuộc tấn công bằng UAV của Ukraine vào một ngày trước đó nhằm vào các kho dầu tại TP Klintsy của Nga, cách biên giới của Ukraine khoảng 64 km về phía bắc.

Ukraine ban đầu sử dụng UAV để tấn công bán đảo Crimea nhưng sau đó đã mở rộng các cuộc tấn công vào sâu trong lãnh thổ Nga

Nga cũng đã tấn công Ukraine bằng tên lửa tầm xa và UAV. Cả hai bên cũng đang tìm cách vượt mặt nhau để sản xuất UAV nhanh hơn và nguy hiểm hơn, và khai thác lỗ hổng trong phòng không của nhau.

Mẫu UAV mới của Ukraine có thể tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Trên mạng xã hội Facebook, công ty phát triển UAV Max Glushak của Ukraine đăng video về một loại UAV mới, theo trang Business Insider.

Video cho thấy một UAV hình tên lửa có cánh nhỏ ở phía trước và cánh lớn ở phía sau. UAV này dường như sử dụng hệ thống phóng bằng xe đẩy tương tự UAV Beaver của Ukraine.

UAV tầm xa mới có tên Backfire của Ukraine được giới thiệu lần đầu hôm 20-11-2023. Ảnh: Mykhailo Fedorov/TELEGRAM

UAV tầm xa mới có tên Backfire của Ukraine được giới thiệu lần đầu hôm 20-11-2023. Ảnh: Mykhailo Fedorov/TELEGRAM

Tuy nhiên, chưa rõ liệu mẫu UAV mới này là nguyên mẫu hay đã được nhắm tới để sản xuất rộng rãi.

Đây không phải là UAV chạy bằng động cơ phản lực không khí đầu tiên mà Ukraine sản xuất giữa lúc cuộc chạy đua với Nga trong việc chế tạo UAV nhanh hơn và nguy hiểm hơn ngày càng tăng nhiệt.

Những chiếc UAV kamikaze (UAV tự sát) được thiết kế để bay khoảng cách xa và được trang bị chất nổ, có thể tiếp cận sâu phía sau phòng tuyến đối phương.

Giới chuyên gia cho rằng các mẫu UAV được trang bị động cơ phản lực không khí có khả năng thay đổi cuộc chơi, vì tốc độ của chúng khiến chúng khó bị phòng không đối phương bắn hạ.

Ông James Rogers - cố vấn đặc biệt về UAV của Bộ Quốc phòng Anh nói với Business Insider rằng Ukraine đã thực hiện một bước đi quan trọng với sự tiến bộ về UAV tự sát chạy bằng động cơ phản lực mới. Tuy vậy, ông Rogers vẫn lưu ý thêm rằng Nga có thể vẫn đang chiếm thế thượng phong.

Theo ông Rogers, mặc dù Ukraine đang trong quá trình triển khai UAV chạy bằng động cơ phản lực do nước này sản xuất nhưng khả năng sản xuất chúng của Ukraine vẫn tụt hậu so với Nga.

Ông Rogers nói tiếp rằng lĩnh vực sản xuất đang quá kéo căng của Ukraine có thể gặp khó khăn trong việc sản xuất đủ số lượng UAV chạy bằng động cơ phản lực không khí, vốn đắt đỏ và khó chế tạo hơn. Trong khi đó, hiệu quả của chúng vẫn chưa được chứng minh.

“Việc những máy bay này có thể bay được bao xa hay chúng sẽ được trang bị cảm biến hay chất nổ nào, cũng như những biện pháp nào được áp dụng để giúp chúng né phòng không Nga vẫn còn là ẩn số” – chuyên gia Rogers nói.

Khi thượng tướng Oleksandr Syrsky đảm nhận vai trò Tổng Tư lệnh quân đội Ukraine, ông có thể sớm phải đối mặt với thực tế cuộc xung đột kéo dài hai năm qua. Đó là khi nào thì cuộc chiến sẽ kết thúc và cái giá để giải quyết cuộc xung đột trên chiến trường có xứng đáng hay không?

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo TRI TÚC ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN