Ukraine kháng cự quyết liệt, Nga tăng tần suất không kích, nã tên lửa
Sau gần một tháng giao tranh, Nga đã đạt được nhiều bước tiến ở Ukraine, nhưng quân đội Ukraine cũng chứng minh khả năng chiến đấu, không dễ bị khuất phục.
Một xe bọc thép bị phá hủy ở Makariv, ngoại ô Kiev.
Hôm 21.3, sau một cuộc đụng độ ác liệt, quân đội Ukraine tái chiếm thị trấn Makariv ở phía tây Kiev. Đây chỉ là một chiến thắng nhỏ, nhưng phần nào cho thấy Ukraine không dễ dàng bị khuất phục. Tính từ trung tâm thủ đô Kiev, chỉ một giờ lái xe để tới Makariv.
Trong những ngày qua, chưa có dấu hiệu lực lượng Nga bao vây chặt Kiev, trong khi thủ đô Ukraine hàng ngày vẫn hứng chịu loạt tiếng nổ lớn do tên lửa và bom đạn gây ra.
Ở thành phố Mariupol, các lực lượng Ukraine vẫn chiến đấu quyết liệt, bác bỏ tối hậu thư của Nga. Quân đội Nga phản ứng bằng loạt đạn pháo, tên lửa phóng từ các tàu chiến trên biển Azov.
Theo CNN, gần một tháng kể từ khi xung đột nổ ra, Nga dường như đang bắt đầu thay đổi chiến thuật, gia tăng tần suất không kích, nã tên lửa tầm xa, trong khi thận trọngi sử dụng bộ binh.
“Do các đợt tiến quân trên bộ không mấy thành công, đối phương gia tăng hoạt động ném bom, phóng tên lửa nhằm vào cả cơ sở quân sự và dân sự quan trọng, sử dụng chiến đấu cơ và tên lửa dẫn đường chính xác”, Bộ Tổng tham mưu quân đội Ukraine đánh giá.
Theo CNN, có nhiều bằng chứng cho thấy Nga đang tận dụng tối đa năng lực tấn công tầm xa từ bên ngoài lãnh thổ Ukraine. Hôm 20.3, các tàu chiến Nga trên biển Caspian đã phóng loạt tên lửa hành trình Kalibr và máy bay phóng tên lửa siêu vượt âm Kinzhal qua bán đảo Crimea để nhắm đến mục tiêu ở Ukraine.
Các tên lửa tầm xa phá hủy nhiều mục tiêu quân sự ở phía nam và phía tây Ukraine. Các tàu chiến Nga cũng phóng tên lửa Kalibr từ Biển Đen, phá hủy một xưởng sửa chữa quân sự của Ukraine.
Trực thăng Ka-52 của Nga bị bỏ lại ở ngoại ô Kiev.
Theo Washington Post, cuộc xung đột ở Ukraine dường như đang sang trang mới khi tần suất các chiến đấu cơ Nga xuất kích tăng 50%,
Hôm 21.3, một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ cho biết, các máy bay Nga đã thực hiện 300 lần xuất kích trong 24 giờ, cao hơn mức trung bình 200 lần/ngày trong giai đoạn đầu.
“Rất có thể không quân Nga đã thay đổi chiến thuật”, Michael Kofman, Giám đốc chương trình nghiên cứu Nga tại CNA, một viện chính sách có trụ sở ở Mỹ, nói. “Hoặc là phòng không Ukraine bị tổn thất lớn, hoặc là Nga cảm thấy cần phải không kích mạnh hơn nữa”.
Theo chuyên gia Kofman, Nga dường như đã nhận thấy Ukraine chỉ tập trung các hệ thống phòng không tầm xa ở một số khu vực quan trọng như thủ đô Kiev và thành phố Kharkiv.
Ở những nơi khác, phòng không Ukraine hoạt động hết sức hạn chế. “Như ở Mariupol, không có thông tin nào về việc máy bay Nga bị bắn rơi ở thành phố này”, ông Kofman nói.
Một số vũ khí không được Nga sử dụng trong giai đoạn đầu, nay đã xuất hiện, gồm máy bay không người lái Orlan-10 và các máy bay không người lái vũ trang.
Nga cũng tận dụng đối đa lợi thế của vũ khí tầm xa, khi các chiến đấu cơ Su-35 và oanh tạc cơ Tu-22M3 chủ yếu không kích từ ngoài biển, từ biên giới Belarus để đảm bảo an toàn tối đa, giống như cách mà các chiến đấu cơ Israel nã tên lửa nhằm vào Syria.
Tình hình chiến sự Ukraine tính đến ngày 21.3. Vùng màu đỏ hiện do Nga kiểm soát. Ảnh: CNN.
Cho đến nay, Nga chưa kiểm soát được thành phố Kharkiv ở phía đông, Odessa ở phía tây nam, Sumy và Chernihiv ở phía bắc. Viện nghiên cứu Chiến tranh có trụ sở ở Washington D.C, Mỹ, đánh giá: “Nếu xung đột giằng co kéo dài, Nga sẽ tiếp tục nã tên lửa, dội bom ở Ukraine cho đến khi đạt được mục đích, nhằm bẻ gãy ý chí chiến đấu của quân đội Ukraine”.
“Cuộc xung đột có thể sẽ còn kéo dài, bước sang một giai đoạn mới thử thách sự kiên trì chống chịu của Ukraine và phương Tây”, báo cáo cho biết.
Hiện tại, Nga vẫn còn hai quân bài có thể tung vào chiến trường Ukraine. Đó là lực lượng chi viện từ Belarus và lính đánh thuê nước ngoài, đặc biệt là từ Syria.
Bộ Tổng tham mưu quân đội Ukraine đánh giá, Nga có thể mở mặt trận tấn công mới theo hướng từ Belarus, nhằm vào các khu vực phía tây bắc Ukraine, với mục tiêu có thể là nhằm vào thành phố Lviv, gần biên giới Ba Lan.
Kể từ khi xung đột nổ ra, Lviv trở thành trung tâm hậu cần, là nơi duy nhất các quốc gia phương Tây còn đặt văn phòng đại diện ở Ukraine.
Vào ngày giao tranh thứ 27 ở Ukraine, Lầu Năm Góc đưa ra đánh giá rằng sức chiến đấu của quân đội Nga giảm thêm một chút, trong khi có dấu hiệu cho thấy Ukraine bắt đầu phản...
Nguồn: [Link nguồn]